Ngôn ngữ tạp luận Dương Tường

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 85)

Tạp luận là thể loại chưa được minh định rõ ràng, bởi nó vốn tập trung những bài tiểu luận nhỏ, mang tính chất nghiên cứu, bàn luận về nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu, các nhà nghiên cứu không chỉ bắt gặp bất cập khi bàn về khái niệm tạp luận, mà việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ tạp luận nói riêng, đặc trưng thể loại tạp luận nói chung còn vướng phải những khó khăn nhất định. Dựa vào đặc điểm của thể loại tạp luận, (cũng như nghệ thuật ngôn từ), cùng với những thành tựu của các nhà nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ của tạp luận thì xét trên tổng thể, ngôn ngữ tạp luận cũng là ngôn ngữ nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ tạp luận cũng mang những đặc điểm khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ tự nhiên). Ngôn ngữ tạp luận thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, còn ngôn ngữ phi nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ nhất - là cơ sở để cấu thành ngôn ngữ tạp luận (hệ thống tín hiệu thứ hai).

Theo Trần Đình Sử: “Ngôn ngữ văn chương (cũng gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật của văn học) là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao tiếp thẩm mĩ của văn học” [39].

Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức năng giao tiếp, nó đẩy chức năng thẩm mỹ ra phía sau, thì ngược lại ngôn ngữ tạp luận nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung lại coi trọng chức năng thẩm mỹ. Mặt khác so với ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tạp luận cũng có tính hệ thống nhưng có sự khác nhau về chất.

Ngôn ngữ tạp luận cũng là ngôn ngữ nghệ thuật nên nó có tính truyền cảm. Tính truyền cảm của nó làm cho người đọc, người nghe có cảm giác tâm trạng buồn, vui, yêu, thích... như chính người viết. Đây chính là điều làm nên điểm mạnh của ngôn ngữ tạp luận, bởi nó tạo sự giao hòa đồng cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc ở người tiếp nhận. Tuy nhiên mức độ tạo ra sự đồng cảm, giao cảm, gợi cảm xúc ở người đọc còn tùy thuôc vào tài năng của người sáng tạo, và không thể nổi trội bằng thể loại trữ tình (thơ).

Mang đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạp luận cũng mang tính “cá thể hóa”. Đó là dấu ấn sáng tạo của mỗi tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc đối với ngôn ngữ tạp luận nói riêng và ngôn ngữ phi nghệ thuật nói chung. Sử dụng ngôn ngữ - phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng - mỗi tác giả lại thể hiện một giọng điệu riêng, một phong cách riêng đặc biệt là ở những cây bút lớn, văn phong của họ càng độc đáo, đa dạng.

Cũng vì ngôn ngữ tạp luận thuộc về ngôn ngữ nghệ thuật nên nó còn mang tính “cụ thể hóa”, người viết tạp luận phải có sự lựa chọn tinh tế và cách thức tổ chức các phương tiện ấy.

Tạp luận là một loại hình nghệ thuật vì thế ngôn ngữ tạp luận mang đặc điểm chung của ngôn ngữ nghệ thuật. Tính hình tượng không chỉ có trong từ mà còn có ở cấp độ lớn hơn. Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Hình tượng là một tín hiệu phức tạp, trong đó xuất hiện với tư cách là bình diện nội dung, có sự biểu đạt mới không bị rút gọn lại ở cái biểu đạt trước đó” [23].

Tính cấu trúc là một thuộc tính tất yếu của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ tạp luận, bởi tự bản thân văn bản đã là một cấu trúc. Tính chất cấu trúc của ngôn ngữ là tính chất mà các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả nhất định cho sự biểu đạt chung. Điều này giải thích nguyên nhân không thể thay thế, hay lược bỏ cũng như thêm vào một từ hay một chữ trong văn bản, cũng là cơ sở để đánh giá của một chủ thể sáng tạo ngôn từ.

Chỉ tại con chích chòe là cuốn tạp luận đầu tay của Dương Tường, cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2003, về sau được tái bản có bổ sung hai lần nữa vào năm 2005, 2009. Đây là một cuốn sách mà từ khi ra mắt đã tạo được tiếng vang trong văn đàn văn học nghệ thuật, đồng thời cũng được giới phê bình đánh giá cao. Nguyên nhân khiến tập tạp luận Chỉ

tại con chích chòe có thể gây được chú ý và cảm tình của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu như vậy là bởi ngoài hình thức trình bày tinh tế, cùng với nội dung thể hiện đa dạng, đa nghành, thì ngôn ngữ được Dương Tường sử dụng trong tập tạp luận cũng khiến giới phê bình quan tâm. Dương Tường vốn nổi tiếng là một dịch giả kỹ tính, cầu toàn, ông đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà ngôn ngữ học giàu kinh nghiệm, do đó, cách sử dụng ngôn từ trong mọi tình huống không thể tùy tiện mà luôn có sự cân nhắc của tác giả. Cuốn tạp luận Chỉ tại con chích chòe là cuốn tạp luận tâm huyết được Dương Tường ấp ủ trong gần ba mươi năm, cho nên, ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong cuốn sách cũng là thứ ngôn ngữ được trau chuốt, xem xét để có thể giúp tác giả làm nổi bật lên nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm, đồng thời cũng phần nào giúp tác giả thể hiện được cái “Tôi”, cái cá tính rất riêng của mình.

Trong tạp luận Chỉ tại con chích chòe, Dương Tường sử dụng ngôn ngữ một cách rất uyên bác, chuẩn xác. Trong trình bày ông luôn chú trọng đến sự chuẩn mực về ngữ pháp và độ chính xác của câu chữ. Cụ thể, ngay trong bài

Ai đầu tiên gọi chích chòe là chích chòe? Dương Tường viết: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có - tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích chòe khi nó còn khuyết danh, là chích chòe, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một lóe chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết “chích chòe” trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim…” [57, 60 - 61].

Vốn là một người rất quan tâm đến sự đổi thay của ngôn ngữ, Dương Tường thẳng thắn phê phán những hành động viết sai, nói sai Tiếng Việt, hay thậm chí là “nguy cơ suy đồi tiếng mẹ đẻ”. Trong bài Tiếng Việt s.o.s

ông bày tỏ sự lo ngại: “ Hiện tượng viết sai, nói sai tiếng Việt phổ biến một cách đáng sợ. Làm sao không lo lắng khi mà trong khẩu ngữ hàng ngày cũng như trên sách báo và các phương tiện truyền thông đại chúng, những lỗi thô thiển về mọi mặt - từ ngữ chính tả, ngữ pháp… - luôn luôn chọc vào tai, vào mắt ta? Dù mở đài truyền thành, truyền hình, hay giở hú họa một tờ báo nào đó, bạn đều có thể gặp những cách hành văn đại loại như: với thành tích đó, đã đưa Công ty lên hàng đầu các cơ sở xuất khẩu, hay: Qua kết quả thực nghiệm, đã chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết trên… Những câu cú què quặt, những lời dịch ngược nghĩa, ngô ngọng, tây không ra tây, ta không ra ta, đặc biệt là những chữ dùng sai, tràn lan và thường xuyên như cơm bữa.” [57, 242 - 243]. Cũng trong bài Tiếng Việt s.o.s, Dương Tường cũng không ngại phê phán nhạc sĩ lão làng Trần Tiến với một bài hát “có cái tên khoa trương Hà Nội những năm 2000”… Ông cũng chỉ trích việc các nhà báo, nhà văn… rất hay sử dụng cụm từ “sau Công nguyên” mặc dù nó rất vô nghĩa. Dương Tường chỉ ra một hiện tượng “lạ kỳ”, đó là “sau khi thống nhất nước nhà, hàng loạt từ địa phương ở miền Nam tràn ra miền Bắc, dần dần lấn lướt, thậm chí thay thế những từ đã được chuẩn hóa từ nhiều đời. Lợn lành chữa thành lợn què, đang trương biển Công ty gạch hoa, lại sửa thành Công ty gạch bông, đang Thiếp mời lại sửa thành Thiệp mời, đang Kem cốc lại sửa thành Kem ly” [57, 245 - 246]. Trong bài “Tạm góp ý với ông Trần Mạnh Hảo” Dương Tường đã thẳng thắn “góp ý” với Trần Mạnh Hỏa về việc “ông đã lẫn lộn các từ: nghĩa, ngữ nghĩa và ý nghĩa, đánh đồng cả làm một. Thực ra đó là ba khái niệm khác nhau” [57, 261]. Trong bài World Cup hay nạn “Tây bồi” Dương Tường phê phán “cái thói sính dùng tiếng “Tây bồi” đang gần như trở thành một thứ dịch bệnh” [57, 251]. Ông cảm thấy rất chướng tai khi “thấy nhiều cô, cậu một chữ tây bẻ đôi không biết, nhưng hễ gặp nhau là “He-lô” (nhiều khi là “He-nô”) rối rít”, rồi lắng nghe các “phát thanh viên các đài phát thanh và truyền hình của ta từ trung ương đến địa phương trẹo miệng phát âm cái từ tiếng Anh đó là coi: “uơ cúp”, “uơ cắp”, “quơ

cớp”…đủ kiểu, nhưng rất hiếm khi đọc chuẩn, tóm lại là… hơi bị “bồi” [57, 251]. Dương Tường bày tỏ “Tôi tuyệt đối không phải là người thuần túy chủ nghĩa, bài trừ việc dùng tiếng nước ngoài, mà, trái lại, luôn ủng hộ xu hướng hội nhập những từ quốc tế thông dụng để làm giàu cho tiếng ta. Nhưng hiện tượng lạm dụng từ world cup đến độ gần như xóa bỏ hẳn từ mẹ đẻ như đã nói ở trên, mà không cần biết nguyên do tại sao người ta dùng từ ấy, tôi cho là vô lối và kệch cỡm, thậm chí, nói cách nào đó, đáng khép vào tội “trọng hình” như Dante xưa đã bỏ địa ngục một nhà văn phạm tội “bất hiếu với tiếng mẹ đẻ”” [57, 251].

Ngoài thẳng thắn phê phán những việc viết sai, nói sai Tiếng Việt, trên cương vị là một dịch giả, Dương Tường cũng nêu ra sự bất cập trong việc dịch văn bản tiếng nước ngoài của một số nhà nghiên cứu. Trong bài Đính chính hộ giáo sư Hoàng Nhân tác giả chỉ ra “nhiều chỗ sai” trong bài viết của giáo sư: “Nguyên văn tựa đề tiếng Pháp của cuốn này là: “Petit Traité inviant à I’art subtil du go”. Giáo sư Hoàng Nhân của chúng ta tưởng “go” là tiếng Anh bèn phỏng đoán mà dịch là “con đường thẳng vào thực tại”!!! Thực ra “go” là một trò của Nhật Bản chơi bằng những quân trắng và đen trên một bàn cờ có kẻ 19 đường cắt nhau thành 361 dấu thập, người nào chiếm được phần hơn trên bàn cờ và bắt được nhiều quân của đối phương sẽ thắng cuộc. Nhà thơ Jacques Roubaud, đồng tác giả cuốn sách này, trong phần viết của mình, nói về những thể nghiệm thơ trên nguyên lí và cấu trúc trò “go” đầy biến hóa này. Vậy phải dịch tựa đề cuốn sách được nhắc tới, là “Khái luận nhỏ mời đi vào nghệ thuật tinh tế cờ gô” [57, 254 - 255]. Dương Tường còn chỉ ra sự yếu kém của giáo sư Hoàng Nhân trong việc dịch thuật và chuyển ngữ văn bản tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: “Chỉ một đoạn không đầy 200 từ mà một người chuyên giảng dạy văn học phương Tây như giáo sư Hoàng Nhân đã hiểu sai gần hai mươi chỗ” [57, 259].

Ngôn ngữ trong tạp luận của Dương Tường rất giàu sức gợi và liên tưởng. Có thể thấy, Dương Tường là một nghệ sĩ, và ông cũng rất nghệ sĩ

ngay cả trong việc dùng từ, trong một số bài viết, hay thậm chí nhiều tiêu đề bài viết Dương Tường cũng rất chú ý khơi gợi trong độc giả một cái nhìn đa diện và thú vị về phong cách và ngôn ngữ viết của mình. Trong Văn Cao và xung động icare Dương Tường cho thấy cái sức gợi trong ngôn ngữ của ông: “Phải, tôi thấy dấu vết của xung động Icare ấy ở những ước mơ lóng lánh trong thơ, nhạc, họa của Văn Cao. Văn Cao là sự khát thèm “ra khơi trùng dương bát ngát”. Văn Cao là nỗi nhớ tiên khi ở dưới trần và nỗi nhớ trần khi ở trên tiên. Văn Cao là hoài vọng không bao giờ thỏa, là nỗi khắc khoải khôn nguôi hướng về cái đẹp” [57, 410]. Trong bài “Thơ Haiku và ba đại gia Basho, Buson và Issa” Dương Tường sử dụng những ngôn ngữ giàu sức gợi và liên tưởng, khiến độc giả khi thưởng thức sẽ cảm nhận được nét tinh tế, thuần khiết tịch lặng của thể thơ này, độc giả khi đọc sẽ có cảm giác như đã thoát ra khỏi thực tại để đến với thế giới của nghệ thuật thơ haiku tinh túy nhất, sâu lắng nhất qua tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Dương Tường và qua theo dõi diễn biến cuộc đời và sự nghiệp của ba tên tuổi lớn trong thể thơ haiku: “Tôi không nhớ ai đã nói: “Thơ haiku (xin đọc là hai-cư), ở độ hoàn hảo của nó, tựa như giọt sương được chưng cất từ hương hoa, tiếng chim, tịch lặng của trôi chảy thời gian và linh khí của bốn mùa giao hòa. Và nồi cất là tâm hồn thấm đượm chất Thiền của nhà thơ.”

Thật vậy, Haiku có lẽ là thể thơ cô đọng nhất, giàu khoảng lặng hàm súc nhất, hay, nói cách khác, “ý tại ngôn ngoại” nhất. Gọn ghẽ ba câu xinh xắn, mười bảy âm tiết (5 - 7 - 5) mà chứa cả lẽ nhân sinh và diệu huyền âm dương vũ trụ” [57, 266].

Ngôn ngữ trong tạp luận của Dương Tường cũng mang đậm cá tính tác giả. Dương Tường vốn được biết đến như một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật rất có cá tính, ông có ngoại hình không hề giống một dịch giả, nhà thơ nổi tiếng, ông thường ăn mặc lôi thôi và có dáng vẻ gì đó rất lập dị, ông không ngại tuổi tác để giao lưu, kết bạn với những người trẻ, ông không ngại thử sức mình trong các lĩnh vực khác nhau, có thể đó là dịch

thuật, làm thơ, vẽ tranh… Nói đến khía cạnh này, nhà báo phóng viên Mặc Lâm phải đặt ra câu hỏi với Dương Tường “Ông rất nổi tiếng với những hoạt động mà nhiều người xem là làm dáng, lập dị. Chẳng hạn như rất thích thú khi sinh hoạt với những nhà thơ, họa sĩ trẻ, họ trẻ bởi vì, nói xin lỗi với ông, ông cũng đã gần tám mươi rồi”. Nhưng đối đáp với những câu hỏi kiểu như thế này, Dương Tường không hề có sự bối rối, ngược lại ông khá tự tin khi nói đến “việc có ích nhất” của mình là “lót đường cho các bạn trẻ” và “Cho nên với cái ý đó, tôi đến với các bạn trẻ rất là bằng hữu và rất là vui vì mình có thể bộc lộ cái nguồn tươi trẻ với các bạn đó, một cái gì đó nó làm tươi mát lại cái năng lượng của mình. Tôi cũng được các bạn trẻ đáp lại với sự tin cẩn và quý mến.”. Trong tạp luận Chỉ tại con chích chòe Dương Tường bộc lộ cá tính của mình ngay trong việc dùng những ngôn ngữ lý luận sắc bén để chỉ ra những sai sót của các tác giả, tác phẩm trong việc sử dụng ngôn ngữ hay dịch thuật văn bản nước ngoài. Ông cũng sử dụng ngôn ngữ rất “lạ”, ngôn ngữ chỉ Dương Tường phát hiện và khai thác, đó là: “Những đường parabole tư duy”, “db @ ptt.com”, “Tiếng Việt s.o.s”, “Văn Cao và xung động Icare”, “electron biểu năng”, “Tôi đã một đời “ăn nằm” với chữ”…

Bằng hành động sử dụng những từ ngữ này cho thấy Dương Tường là một tác giả rất cá tính, táo bạo, ông không ngần ngại thử nghiệm cái mới, bất chấp việc cái mới đó chưa được nhiều người đón nhận, thế nhưng Dương Tường vẫn không mệt mỏi thử nghiệm, bất kể cho dù đó là ở thể loại thơ hay thể loại tạp luận, tiểu luận. Trong tập Chỉ tại con chích chòe ông đã mở rộng biên giới ngôn ngữ thơ ra ngôn ngữ tạp luận, văn xuôi. Trong bài db @ ptt.com, có đoạn:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w