Sự hiện diện của Dương Tường trong lĩnh vực phê bình

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 27)

Dương Tường là một tác gia được biết đến như là một dịch giả, nghệ sĩ đa tài, có cá tính. Trong suốt chặng đường hoạt động văn học, nghệ thuật ông không ngừng thôi thúc bản thân tìm tòi và khám phá những khía cạnh mới mẻ của văn chương, của nghệ thuật. Đối với ông, việc cách tân, đổi mới những phương thức đang trở nên nhàm chán là rất cần thiết, khiến ông hết sức say mê. Từ những thôi thúc trong khám phá và đổi mới văn học, nghệ thuật, Dương Tường đã tìm đến với lĩnh vực tạp tạp luận, phê bình.

Đối với Dương Tường, đến với lĩnh vực tạp luận và phê bình văn học chính là một cánh cửa đến với văn chương một cách toàn vẹn, qua công tác phê bình văn học, ông có thể cảm thụ, nghiên cứu, và bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình về tác phẩm, đồng thời chia sẻ với độc giả nhiều cách hiểu, cách cảm đa chiều về tác phẩm, qua đó giúp độc giả thẩm thấu tác phẩm văn học và nghệ thuật một cách toàn diện hơn. Suy nghĩ về phê bình văn học trong nước, Dương Tường từng trả lời một cách rất thẳng thắn với nhà phê bình văn học Nguyễn Đức Tùng: “Theo tôi, nói chung đó là nền phê bình thiên lệch, nó không có khả năng phát hiện được những tài năng văn

chương, mặt khác nó không bênh vực được những giá trị nhân văn và nghệ thuật bị vùi giập. Đối với những cuốn sách dở thì không ai phê bình, còn đối với những cố gắng cách tân chưa được định hình thì họ lại đánh” [50]. Đấy là ý kiến rất đáng suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe) (Trang 27)