KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp principal components với phép quay varimax.
Thang đo mức độ hài lòng của NNT đối với CLDV tuyên truyền, hỗ trợ Chi cục thuế Phú Giáo gồm 7 thành phần chính và được đo bằng 41 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha, 41 biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Qua 11 lần rút trích nhân tố, đã loại bỏ 11 biến quan sát như: (1) Các thay đổi về CST, quy trình và quy định nộp thuế đều được Phòng TTHT tuyên truyền kịp thời; (2) Phòng TTHT luôn thực hiện đúng các quy trình giải quyết công việc như đã công khai; (3) NNT được đề bạt ý kiến bằng mọi phương tiện; (4) Công chức Phòng TTHT luôn giải quyết công việc rất đúng hẹn; (5) Kiosk thông tin của Phòng TTHT phục vụ cho NNT tự tra cứu về CST, văn bản trả lời CST, nộp thuế… được cập nhật thường xuyên; (6) Công chức Phòng TTHT luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp của NNT; (7) Công chức Phòng TTHT không bao giờ từ chối giải đáp các vướng mắc của NNT; (8) Nguồn thông tin được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc tra cứu thông tin của NNT; (9) Phòng TTHT luôn quan tâm tới các vướng mắc của NNT; (10) Công chức Phòng TTHT luôn có thái độ nhã nhặn với NNT trong giải quyết công việc; và (11) NNT nhận thức rõ nghĩa vụ nộp thuế đúng và đủ. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá cao bằng 0.920 lớn hơn 0.5 cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhóm nhân tố từ 41 biến quan sát còn 30 biến quan sát với phương sai trích là 68,791% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA của thang đo
Biến quan sát Yếu tố
1 2 3 4 5 6 7 Tên yếu tố CT2 ,778 Cảm thông, công bằng CT3 ,705 CT1 ,636 CB4 ,618 CB3 ,614 CT4 ,593 CB1 ,533 TC2 ,690
Tin cậy TC5 ,686 TC7 ,686 TC6 ,620 TC3 ,578 DU8 ,524 DU5 ,729 Đáp ứng VC7 ,647 DU7 ,645 DU6 ,634 CT5 ,570 MB1 ,820
Công khai quy trình MB2 ,811 MB5 ,627 NL3 ,675 Năng lực phục vụ NL2 ,653 NL4 ,578 VC3 ,789 Cơ sở vật chất VC1 ,701 VC4 ,597 VC2 ,520
MB3 ,773 Công khai công
vụ
MB4 ,573
Eigenvalues 12,380 2,118 1,477 1,405 1,134 1,083 1,041 Phương sai trích 13,791 12,498 10,753 9,439 8,269 8,209 5,832
Kết quả bảng 13 cho thấy có 7 nhóm nhân tố với 30 biến quan sát được rút trích:
- Nhân tố thứ nhất gồm 7 biến quan sát được hình thành từ thành phần công bằng dân chủ và sự cảm thông. Tác giả đặt tên nhóm nhân tố mới cho phù hợp là “Cảm thông, công bằng” với các biến quan sát như sau:
CT2: Phòng TTHT luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho NNT. CT3: Phòng TTHT luôn có những lời khuyên tốt khi NNT cần tư vấn.
CT1: Phòng TTHT luôn lắng nghe tìm hiểu nguyện vọng của NNT.
CB4: NNT được đối xử công bằng trong việc tuyên truyền các thay đổi về chính sách, quy trình và quy định nộp thuế.
CB3: NNT được đối xử công bằng trong việc tư vấn nộp thuế. CT4: Công chức phòng TTHT biết quan tâm đến NNT.
CB1: Phòng TTHT tuyên dương và tôn vinh NNT thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế một cách công bằng.
- Nhân tố thứ hai gồm 6 biến quan sát được hình thành từ thành phần tin cậy, đáp ứng căn cứ vào tính chất, nội dung của từng biến quan sát trong nhóm nhân tố. Tác giả đặt tên nhóm nhân tố mới là “Tin cậy” với các biến quan sát như sau:
TC2: Phòng TTHT luôn lưu ý không để xảy ra sai sót.
TC5: NNT luôn tin tưởng vào công tác tư vấn cảnh báo của phòng TTHT.
TC7: NNT luôn nhận được kết quả giải quyết chính xác.
TC6: NNT luôn nhận được kết quả trả lời, giải đáp vướng mắc kịp thời. TC3: Phòng TTHT bảo mật tốt thông tin của NNT. DU8: Thời gian xử lý công việc của công chức Phòng TTHT đối với yêu cầu của NNT hiện nay là phù hợp.
- Nhân tố thứ ba gồm 5 biến quan sát được hình thành từ thành phần đáp ứng, vật chất, cảm thông. Tác giả đặt tên lại là “Tính đáp ứng” với các biến như sau:
DU5: Hình thức tuyên truyền của Phòng TTHT phong phú, đa dạng: báo, đài, văn bản, pano, tờ rơi, tiểu phẩm, …..
VC7: Nơi để xe cho NNT an toàn.
DU7: Hình thức tuyên truyền của Phòng TTHT là phù hợp. DU6: Hình thức tuyên truyền của Phòng TTHT luôn được đổi mới.
CT5: Công chức Phòng TTHT hiểu rõ những nhu cầu của bạn.
- Nhân tố thứ tư gồm 3 biến quan sát được hình thành từ thành phần tính minh bạch. Tác giả đặt tên “Công khai quy trình”:
MB1: Các quy trình về tiếp nhận, trả kết quả, giải đáp, giải quyết các vướng mắc về thuế đều được công khai ngay cửa ra vào của Phòng TTHT.
MB2: Bộ thủ tục hành chính thuế liên quan đến xác nhận thuế, hoàn thuế và miễn giảm thuế đều được công khai ngay cửa ra vào của Phòng TTHT.
MB5: Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ được công khai ngay cửa ra vào của Phòng TTHT.
- Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát được hình thành từ thành phần năng lực phục vụ. Tác giả đặt tên “Năng lực phục vụ”:
NL3: Công chức của Phòng TTHT biết linh hoạt trong giải quyết các tình huống khó.
NL2: Công chức của Phòng TTHT có đủ kiến thức để giải đáp các vướng mắc của NNT.
NL4: Công chức của Phòng TTHT luôn hướng dẫn NNT hoàn thành các TTHC về thuế một cách chuyên nghiệp.
- Nhân tố thứ sáu gồm 4 biến quan sát được hình thành từ thành phần cơ sở vật chất. Tác giả đặt tên là “Cơ sở vật chất”:
VC1: Phòng TTHT thoáng mát.
VC2: Phòng TTHT được bố trí tại vị trí dễ nhìn thấy.
VC3: Phòng TTHT có đủ chỗ ngồi cho NNT trong thời gian chờ đợiđược hỗ trợ.
VC4: Thiết bị công nghệ thông tin hiện đại được dùng (đèn chiếu, máy vi tính…) phục vụ việc tập huấn và triển khai chính sách cho
NNT.
- Nhân tố thứ bảy gồm 2 biến quan sát được hình thành từ thành phần tính minh bạch. Tác giả đặt tên mới cho nhóm nhân tố là “Công khai công vụ”:
MB3: Công chức Phòng TTHT luôn đeo thẻ công chức và có bảng tên tại nơi làm việc.
MB4: Công chức Phòng TTHT luôn thông báo kịp thời cho NNT khi nhu cầu của họ chưa được giải quyết đúng quy định.