THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
* Nghiên cứu sơ bộ định tính: Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu khoảng 10 đối lượng là NNT có nhu cầu tư vấn thuế với một số kế hoạch phỏng vấn đã được lập sẵn về những khía cạnh liên quan đến sự hài lòng đối với CLDV của phòng TTHT. Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng để đo lường theo mô hình nghiên cứu đã dự kiến. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
* Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng thu thập dữ liệu để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và các giá trị của thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với NNT. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi chi tiết với cỡ mẫu 50, lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng, đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và các giá trị của thang đo điều chỉnh. Từ đó, điều chỉnh thang đo để hình thành thang đo hoàn chỉnh.
Đây là bước nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả của bước nghiên cứu định tính này là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng về sau. Giai đoạn nghiên cứu định tính này được thực hiện ở Phú Giáo thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia và sau đó tiến hành phỏng vấn sâu với 10 người khách hàng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát.
Phỏng vấn chuyên gia:
Các chuyên gia được phỏng vấn là những người làm việc lâu năm trong nghành thuế (Danh sách chuyên gia đính kèm ở phụ lục 1).
Kết quả sau khi tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia như sau:
Đối với mô hình nghiên cứu: Các chuyên gia đã đồng ý cả 6 yếu tố mà tác giả đã nêu ra. Tuy nhiên yếu tố VP ( Văn phòng làm việc ) yếu tố này được các chuyên gia chỉnh sửa thành VC ( cơ sở vật chất ) để yếu tố này bao quát và đầy đủ nội dung hơn đáp ứng yêu cầu của mô hình và có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ. (Chỉnh sửa theo chuyên gia : Ông Phan Võ Đức)
Đối với thang đo: Các chuyên gia đã đồng ý tất cả các biến quan sát mà tác giả đã xây dựng trong phần thang đo.
(Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ở phụ lục 2).
Phỏng vấn sâu:
Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với 10 khách hàng (Danh sách 10 khách hàng đính kèm ở phụ lục 1), bao gồm: 5 người là nhân viên kế toán của các Công ty thuộc Chi cục thuế Phú Giáo quản lý và 5 người là khách hàng hiện đang giao dịch tại Chi cục thuế Phú Giáo.
- Đối tượng là các nhân viên kế toán của các Công ty thuộc Chi cục thuế Phú Giáo: vì họ là những người am hiểu sâu về quy trình, thủ tục và thường xuyên giao dịch taị phòng TTHT Chi cục thuế Phú Giáo.
- Đối tượng là khách hàng đang giao dịch tại Chi cục thuế Phú Giáo : tác giả lựa chọn là bạn bè, người quen để phỏng vấn trực tiếp.
Sau khi được góp ý, bảng khảo sát đã được điều chỉnh một số từ ngữ để bảo đảm rằng phần đông đối tượng khảo sát đều hiểu đúng và rõ nghĩa (Bảng câu hỏi 10 khách hàng ở phụ lục 3).
Mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Chi cục thuế huyện Phú Giáo thay đổi như sau:
Hình 3.2 : Mô hình hiệu chỉnh đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Chi cục thuế huyện Phú Giáo