Kiến nghị đối với UBND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 79 - 80)

Ban hành kịp thời văn bản QPPL phù hợp với điều kiện địa phương và tổ chức tốt việc triển khai thực hiện; xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP trong kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó có phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra NĐTP quy mô lớn trên địa bàn quản lý.

Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

Bố trí hợp lý nguồn ngân sách chi thường xuyên hàng năm dành cho công tác quản lý ATTP tại địa phương, đặc biệt là ở cấp xã; ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm thực phẩm an toàn.

Huy động các nguồn lực của địa phương tham gia vào hoạt động quản lý và bảo đảm ATTP; phát huy vai trị của cơ quan thơng tin đại chúng, của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội tham gia giám sát và phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật về ATTP.

Xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc về ATTP tại địa phương; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mơ trang trại và tăng cường cơng tác quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn, quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm, quy hoạch các chợ đầu mối,... để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về ATTP, ý thực chấp hành pháp luật về quản lý ATTP, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.

Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý ATTP tại địa phương, chú trọng nguồn nhân lực tại cấp huyện, xã.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 79 - 80)