Triển khai thực hiện Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm để điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về quản lý an toàn thực phẩm, chú trọng tập trung làm rõ 4 vấn đề: cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; cơ chế phối hợp trong công tác quản lý ATTP; trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chế tài xử lý vi phạm.
Triển khai thực hiện Nghị định số 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Sửa đổi một số điều của pháp luật có liên quan làm cơ sở để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi thực hiện pháp luật về quản lý ATTP như sửa đổi một số quy định về quản lý thực phẩm chức năng theo Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng; Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt, hành vi vi phạm. Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 về quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định có chỉ tiêu lý hoá cho thực phẩm như chỉ tiêu lý hóa đối với rượu, giò chả, nước chấm, nước mắm, bánh…, độ chua, độ đạm trong nước chấm, nước mắm; độ ẩm, độ chua của bánh; các chỉ tiêu về lý hoá đối với tinh bột sắn; hàm lượng mỳ chính (monosodium glutamate); hàm lượng Cyclamate trong nước mắm; độ ôi khét của dầu mỡ...;
quy định về nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm thuỷ sản; Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu” đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 7 quy định: các cơ quan Kiểm dịch Y tế biên giới chưa được Bộ Y tế chỉ định bằng văn bản thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cửa khẩu, chỉ thực hiện việc lấy mẫu giám sát theo một quy trình, quy định riêng của Bộ Y tế khi có yêu cầu bằng văn bản về tổ chức kiểm tra được chỉ định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cửa khẩu vì không phù hợp với thực tế...
Sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn; sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp; bổ sung những quy định còn thiếu như Nghị định 126/2005/NĐ- CP, Nghị định 95/2007/NĐ- CP, Nghị định 107/2008/NĐ-CP và Nghị định 45/2005/NĐ- CP: các Nghị định đều quy định về hành vi liên quan đến chất lượng hàng hóa nhưng mức xử phạt khác nhau; Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 và Nghị định 06/2009/NĐ– CP ngày 16/01/2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá: Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá. Nghị định 06/2008/NĐ–CP ngày 16/01/2008 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Quy định về xử lý hành vi vi phạm ghi nhãn hàng hóa; ...
Hướng dẫn thi hành các điều có liên quan đến việc khởi tố đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP của Bộ luật Hình sự.
Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện
có; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý ATTP.
Nhà nước có chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu theo hướng sản xuất lớn, quy mô trang trại, gắn với việc phát triển thị trường hàng hóa nông sản an toàn.
Khuyến khích, hỗ trợ hoặc cho vay vốn để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, GAP, GMP, GHP, ISO; xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn...
Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc phục vụ kiểm soát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ; trong sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn...