Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 80 - 85)

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tăng cường trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật về quản lý ATTP.

Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội trong một số hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ quản lý ATTP, giáo dục, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kiến thức pháp luật về quản lý ATTP.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tổng quan về đề tài “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật vệ sinh an tồn thực phẩm”, cho thấy tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đã và đang là vấn đề hết sức cấp thiết của xã hội, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm khơng chỉ là của nhà nước mà cịn là trách nhiệm của người tiêu dùng, người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đã và đang tham gia hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, với mơ hình sản xuất nhỏ lẻ. Điều kiện kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng cịn nhiều khó khăn. Đất nước đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa mạnh mẽ. Đầu tư cho cơng tác đảm bảo ATTP cịn thấp (trung bình mới đạt 880 đồng / người / năm 2008). Càng ngày, ngộ độc thực phẩm và các bênh truyền qua thực phẩm xảy ra ở quy mô rộng, nhiều quốc gia càng trở lên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia và trở thành một thách thức lớn của toàn nhân loại. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm xảy ra liên tục trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ vấn đề này, như là vấn đề sữa nhiễm melamine (năm 2008), bệnh cúm A H1N1, kẹo phát sáng ….

Cho đến năm 2003, Việt Nam vẫn chưa có Pháp lệnh hoặc Luật về an toàn thực phẩm, mà cao nhất mới chỉ là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (15/4/1999). Tổ chức bộ máy về quản lý, thanh tra chuyên ngành và kiểm nghiệm còn quá thiếu, các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hầu như chưa có, nhận thức và thực hành của người quản lý lãnh đạo, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng cịn rất hạn chế. Đặc biệt, trình độ sản xuất nơng nghiệp, trong đó có ngành trồng trọt và chăn ni còn nhỏ lẻ, cá

thể, chưa phát triển. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường đất, nước cịn q trầm trọng. Công nghệ chế biến thực phẩm chưa phát triển, cịn thủ cơng, mang tính hộ gia đình và cá thể. Nhiều phong tục, tập quán và tiêu dùng còn lạc hậu.

Bất cập trong quản lý (từ trang trại đến bàn ăn, pháp luật, chế tài, quy định, thực hành, quy phạm, điều kiện kinh tế). Thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ; thiếu hệ thống tổ chức quản lý, kiểm nghiệm, thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương; phân công, giữa các bộ, ngành, cơ chế phối hợp liên ngành còn chưa tốt.

Vấn đề thực phẩm lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ vận chuyển qua biên giới ngày càng diễn biến phực tạp và tinh vi rất khó kiểm sốt. Cũng chính vì thế mà vấn đề ATTP của một nước có thể ảnh hưởng đến tồn cầu, Ví dụ: như sự kiện sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc năm 2008, hay vấn đề thịt lợn tồn dư clenbutarol có xuất xứ từ Trung quốc. Việc tham gia hệ thống cảnh báo quốc tế về mối nguy ơ nhiễm thực phẩm, kiểm sốt các mối nguy đạt hiệu quả là những thách thức lớn đối với chúng ta hiện nay. Những vấn đề mới phát sinh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế: công nhận, thừa nhận, hài hòa tiêu chuẩn; dịch bệnh như cúm AH1N1 hiện nay, thực phẩm ô nhiễm như sự cố sữa nhiễm melamine từ Trung Quốc năm 2008….

Kiến thức, thực hành ATTP của các nhóm đối tượng cịn rất thấp (chung cho các nhóm đối tượng mới đạt khoảng 50%). Cịn nhiều phong tục canh tác, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu mối nguy ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng (người quản lý, người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm) đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cơng tác thơng tin, giáo dục,

truyền thông luôn được coi là biện pháp uuw tiên hàng đầu, đi trước một bước. Kể từ năm 2011 đến 2008 đến nay, nhận thức của các nhóm đối tượng về ATTP có tăng lên, tuy nhiên vẫn cịn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tính đến năm 2008, trừ nhóm quản lý, lãnh đạo, nhận thức, thực hành đúng về ATTP của nhóm đối tượng mới đạt xấp xỉ 50%. Cùng với các phong tục tập quán an uống, sinh hoạt lạc hậu, mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm còn rất phổ biến, là những trở ngại, thách thức to lớn cho công tác bảo đảm ATTP.

Về tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm cho đến nay ở cấp Trung ương mới có 02 Cục quản lý chuyên ngành an toàn thực phẩm là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ở Bộ Y tế và Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở các Bộ, ngành khác và toàn bộ 63 tỉnh thành, 671 quận, huyện và 10.876 xã phường đều là tổ chức kiêm nhiệm.

Việc ra đời Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007 thay đổi hẳn cách thức quản lý thực phẩm lưu thông trên thị trường trong khi chúng ta chưa chuẩn bị kịp tiêu chuẩn, quy chuẩn, tổ chức nhân lực cần thiết để triển khai. Tuy nhiên, bên những khó khăn và thách thức như vậy, các cấp các ngành cũng đã có được những kết quả đáng ghi nhận mà đầu tiên phải kể đến là việc ra đời của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2006 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007 đã mở ra một cách thức tiếp cận và quản lý mới đối với hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng. Theo đó, các sản phẩm thực phẩm muốn được lưu hành thay vì việc cơng bố tiêu chuẩn sản phẩm sẽ chuyển sang hình thức chứng nhận và công bố hợp quy (bắt buộc), hợp chuẩn (tự nguyện). Do đó chúng ta phải chuẩn bị rất tích cực để xây dựng hệ thống quy chuẩn, hệ thống chứng nhận hợp quy để triển khai. Luật chất lượng sản

phẩm, hàng hóa ban hành năm 2006 và có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng tạo ra hành lang pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý chất lượng hàng hóa nói chung và đối với thực phẩm nói riêng. Cơng tác quản lý ATTP đang tiếp cận với một hệ thống quản lý mới, phù hợp với yêu cầu hội nhập và thực tiễn ở nước ta trong những năm tới. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành ATTP từ trung ương đến địa phương. Tăng cường đầu tư đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và toàn diện. Hội nhập quốc tế sâu rộng trong mọi khía cạnh liên quan đến ATTP, nhằm chủ động phịng ngừa thực phẩm ô nhiễm vào Việt Nam, đảm bảo sự bình đẳng trong xuất nhập khẩu thực phẩm, bảo vệ sản phẩm thực phẩm Việt Nam tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Luật an toàn thực phẩm được Quốc hội thơng qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2011 và Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ là một bước đột phá của cơng tác quản lý an tồn thực phẩm. Là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý ATTP và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 80 - 85)