Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản theo thẩm quyền trong lĩnh vực được phân công quản lý; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về ATTP thuộc phạm vi quản lý.
Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP trên cơ sở trách nhiệm đã được phân công, đặc biệt ở những khâu có sự đan xen giữa các cơng đoạn để bảo đảm quản lý ATTP theo chuỗi thực phẩm.
Kiện toàn tổ chức thanh tra chuyên ngành về ATTP tại các bộ và tại các địa phương; có cơ chế phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành ATTP với lực lượng quản lý thị trường; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý ATTP; tập trung thực hiện tốt công tác tiền kiểm và coi trọng thỏa đáng hậu kiểm đối với hàng hoá thực phẩm.
Xây dựng hệ thống giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, truyền thơng về ATTP, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục; chú trọng giáo dục đạo đức kinh doanh của người SXKD thực phẩm, ý thức tiêu dùng thực phẩm bảo đảm ATTP.
Quản lý chặt chẽ hoạt động thơng tin, quảng cáo thực phẩm; có “quy chế phát ngơn” để kịp thời phản hồi các thơng tin sai lệnh, khơng chính xác nhằm ổn định tâm lý người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn. Tăng cường việc đăng tải các thông tin về ATTP, đồng thời xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân đưa thông tin, quảng cáo khơng chính xác.