Trách nhiệm của người tiêu dùng thực phẩm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

Người tiêu dùng là người có trách nhiệm và thực hiện những phán quyết cuối cùng về chất lượng sản phẩm. Trên thị trường, nơi có sự cạnh tranh buôn bán lành mạnh thì người tiêu dùng sẽ là người quyết định xem sản phẩm có là thứ họ muốn hoặc cần không và giá của sản phẩm có chấp nhận được không. Ở vào vị trí cuối cùng của dịch vụ lưu thông, phân phối, bản thân người tiêu dùng không có khả năng thực hiện được vấn đề kiểm tra chất lượng thực phẩm. Họ tin tưởng rằng mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất và lưu thông phân phối là đảm bảo an toàn đã có sự phòng ngừa sự

tái ô nhiễm. Do vậy, họ sẽ chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tiếp thị như chất lượng, bao gói, cách trình bày, cách kiểm tra và giá cả sản phẩm

Trong khi người tiêu dùng có ý kiến quyết định cuối cùng về việc mua sản phẩm thì người sản xuất đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống sản xuất và lưu thông phân phối. Người sản xuất, thanh tra và kiểm tra luôn có tác động ảnh hưởng về chất lượng thực phẩm tới người nông dân và người kinh doanh cung cấp, cũng như khâu đại lý bán lẻ sau đó. Nếu nhưng người sản xuất có trách nhiệm và có đủ sức mạnh về kinh tế để ép buộc các thành viên khác tham gia, trong quá trình sản xuất và lưu thông phân phối thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của thực phẩm, thì các luật lệ về kiểm tra chất lượng mới có tác dụng.

Các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng thường có đủ trình độ hiểu biết về chất lượng thực phẩm. Trong khi nhà nước ban hành các luật lệ về tiêu chuẩn tối thiểu, thì người sản xuất có trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn đó được thực hiện. Điều này có thể thực hiện tốt khi áp dụng các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng các công đoạn trọng điểm dễ gây nguy hiểm độc hại trong quá trình sản xuất thực phẩm và thực hành sản xuất tốt. Bất kỳ ở đâu, nếu các chỉ tiêu được áp dụng nghiêm túc dưới sự kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước thì chất lượng thực phẩm sẽ được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Tuy nhiên khâu quyết định về chất lượng trong cả hệ thống sản xuất và lưu thông phân phối thực phẩm vẫn là trách nhiệm của người tiêu dùng. Cần thiết giáo dục thường xuyên cho cộng đồng người tiêu dùng các kiến thức về chất lượng và phản ánh đúng kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước để các doanh nghiệp sản xuất bổ sung các thiếu xót trong chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 26)