Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 76 - 77)

Kiện tồn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý ATTP từ Trung ương đến địa phương theo hướng:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP trong công đoạn sản xuất nguyên liệu, sơ chế, chế biến thực phẩm đối với Bộ Nông nghiệp – PTNT, Bộ Công thương.

- Phân cơng rõ trách nhiệm và có cơ chế phối hợp giữa các Bộ có liên quan ở những khâu có sự đan xen giữa các công đoạn để bảo đảm quản lý ATTP theo chuỗi thực phẩm. Đối với các loại thực phẩm mà sự phân biệt giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm không rõ ràng (như rau quả tươi, sữa, thịt chó...) thì cần quy định phân cơng cụ thể các bộ quản lý đối với từng loại thực phẩm.

- Phân cấp mạnh cho địa phương đồng thời với việc đầu tư nguồn lực để bảo đảm hiệu quả quản lý trong một số hoạt động, nhất là phân cấp trong việc cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kiểm nghiệm, thử nghiệm,...

Đề xuất chính sách về thuế và tín dụng khuyến khích các doanh nghiệp SXKD các mặt hàng thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất theo định hướng sản xuất hàng hóa thực phẩm an tồn.

Tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP trong thời gian qua và tăng cường chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP.

Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ cơng phục vụ quản lý nhà nước về cATTP; nâng cao vai trò của các hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong việc bảo đảm ATTP, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục kiến thức và pháp luật về ATTP.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 76 - 77)