Vai trò người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 25 - 26)

Ngoài việc quản lý của nhà nước bằng các biện pháp thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm thì người tiêu dùng cũng là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ATTP. Vì người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng thực phẩm, nếu người tiêu dùng nhận thức được vai trị của mình là đảm bảo tốt vấn đề ATTP khơng để xảy ra tình trạng NĐTP thì sẽ góp phần giúp nhà nước quản lý tốt vấn đề này, đồng thời bảo vệ được sức

khỏe người tiêu dùng, mặt khác sẽ góp phần ni dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai được tốt hơn. Và nếu không xảy ra NĐTP hay các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến thực phẩm thì nhà nước hay người tiêu dùng sẽ không phải chi ra một khoản chi phí để khắc phục sự cố, thì sẽ giúp tiết kiệm được ngân sách nhà nước mặt khác giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể trong cuộc sống, dùng phần chi phí đó làm cơng việc khác giúp cuộc sống tốt hơn. Mặt khác nếu người tiêu dùng biết lựa chọn sử dụng sản phẩm một cách thông minh đảm bảo an tồn cho sức khỏe, thì sẽ hạn chế được tiêu cực từ nhà sản xuất là họ sẽ không dám làm hàng hóa giả hay kém chất lượng vì sẽ khơng bn bán được. Mặt khác giúp cho sự cạnh tranh hàng hóa theo xu hướng chất lượng giữa các cơ sở sản xuất khác nhau, làm cho hàng hóa ngày càng đảm bảo chất lượng giúp cho doanh nghiệp không ngừng tiến bộ trong công tác sản xuất của mình, hạn chế vi phạm pháp luật. Và do yếu tố trực tiếp sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm nên khi có xảy ra vi phạm thì người được biết trước là người tiêu dùng, cho nên dưới sự giúp đỡ và chung tay của họ sẽ giúp nhà nước quản lý về ATTP tốt hơn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 25 - 26)