Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 73 - 75)

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền; gắn kết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP đối với người quản lý, người SXKD, người tiêu dùng thực phẩm, đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của người SXKD thực phẩm đối với cộng đồng.

Trên cơ sở điều kiện thực tiễn của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm, mơ hình quản lý ATTP của một số nước trên thế giới:

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP trong công đoạn sản xuất nguyên liệu, sơ chế, chế biến thực phẩm đối với Bộ Nông nghiệp – PTNT, Bộ Công thương.

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP theo hướng nâng cấp Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành Tổng cục thuộc Bộ Y tế đủ năng lực, đủ thẩm quyền để quản lý ATTP đối với thực phẩm từ sau công đoạn sơ chế, chế biến đến tiêu dùng và thực phẩm nhập khẩu như mơ hình của một số nước hiện nay trên thế giới.

+ Phân cơng rõ trách nhiệm và có cơ chế phối hợp giữa các Bộ có liên quan ở những khâu có sự đan xen giữa các công đoạn để bảo đảm quản lý ATTP theo chuỗi thực phẩm. Đối với các loại thực phẩm mà sự phân biệt giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm không rõ ràng (như rau quả tươi, sữa, thịt chó...) thì cần quy định phân cơng cụ thể các bộ quản lý đối với từng loại thực phẩm.

+ Phân cấp mạnh cho địa phương đồng thời với việc đầu tư nguồn lực để bảo đảm hiệu quả quản lý trong một số hoạt động, nhất là phân cấp trong việc cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kiểm nghiệm, thử nghiệm,...

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; trong khi chưa kiện toàn được hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP, cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng thanh tra của các bộ và với lực lượng quản lý thị trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ cơng tác quản lý ATTP; phát huy vai trị của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm ATTP,...

Xây dựng chiến lược quốc gia về bảo đảm ATTP giai đoạn từ 2011 đến năm 2020 (có sự lồng ghép với chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp, y tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lực) làm định hướng cho việc đổi mới quản lý ATTP; quy hoạch vùng sản

xuất thực phẩm an toàn; quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm; phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an tồn…

Đổi mới cơng tác quản lý nhà nước về ATTP theo hướng kiểm soát nguy cơ ơ nhiễm trong tồn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm; việc quản lý dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Xây dựng lộ trình để giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý ATTP như vấn đề kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, thuốc thú y... trong sản phẩm nơng sản; kiểm sốt chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm, thực phẩm có nguy cơ cao và thực phẩm chức năng...

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 73 - 75)