Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Do nguồn kinh phí cho công tác quản lý ATTP được phân bổ theo nhiều nhiệm vụ quản lý khác nhau, thuộc nhiều cấp quản lý khác nhau nên việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý ATTP còn thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước tổng thể về thực phẩm còn chưa được xác định rõ ràng làm căn cứ cho cho việc phân công nhiệm vụ quản lý; việc phân công nhiệm vụ chưa đi liền với xây dựng tổ chức bộ máy và đầu tư kinh phí, phối hợp các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả do có nhiều đầu mối tham gia quản lý nhà nước về ATTP.

Đầu tư cho công tác quản lý ATTP còn thiếu nghiêm trọng, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngân sách cho quản lý ATTP chưa được tách thành mục riêng trong chi ngân sách, lại phân tán trong nhiều nhiệm vụ chi khác nhau ở nhiều bộ

Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về ATTP còn thiếu và lạc hậu; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vẫn còn phải thuê phòng thử nghiệm ở nước ngoài phân tích đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độc hại trong thực phẩm.

Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính

mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa kiên quyết.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Do trình độ sản xuất còn chưa cao, tập quátn ăn uống, trình độ dân trí, mức thu nhập người dân còn chưa cao nên việc bảo đảm ATTP còn gặp nhiều khó khăn.

Do bảo vệ môi trường còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên môi trường nói chung và môi trường đất, nước để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn còn bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, áp lực của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm, tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm.

Nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” nên các yếu tố bảo đảm tính đồng bộ trong quản lý còn chưa bảo đảm.

Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng; đồng thời việc có hơn 4.500 km đường biên giới trên đất liền, nhiều cửa khẩu đường sông, biển nên việc kiểm soát hàng hóa thực phẩm nhập khẩu rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soát thực phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

Chương 3

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật (Trang 69)