Dịch tễ học 1 Nguồn bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 54)

5.1. Nguồn bệnh

Nguồn bệnh tằm gai (do nosema bombycis) có rất nhiều. Bao gồm: xác chết của tằm bệnh các loại sâu hại khác bị nhiễm bệnh, chất thải, phân, chất bài tiết của tằm chín và ngài, vở trứng, xác nhộng, vảy, lông và vỏ kén bị bệnh.

5.2. Con đƣờng xâm nhiễm

Con đƣờng xâm nhiễm chủ yếu là qua miệng và qua phôi. Tằm bị nhiễm do ăn phải vở trứng hoặc lá dâu đã bị nhiễm nosema. Sự nhiễm bệnh của phôi xuất hiện khi nosema nhiễm vào tằm tuổi 4 và tuổi 5, sau đó xâm nhập vào tế bào biểu mô của buồng trứng, từ đó chúng di chuyển đến nguyên bào trứng, noãn bào và các tế bào dinh dƣỡng. Sự kí sinh vào noãn bào kết quả làm cho trứng chết. Nếu những noãn bào không bị nhiễm hút chất dinh dƣỡng của tế bào đã bị nhiễm thì nosema sẽ chuyển sang noãn bào và gây nhễm co phôi. Kết quả nhiễm bệnh của phôi thì hkác nhau tùy thuộc vào giai đoạn xuất hiện lúc phôi bị nhiễm. Nếu sự nhiễm bệnh diễn ra trong quá trình hình thành phôi thì sau đó phôi không phát triển nữa và trứng bị chết. Chỉ khi phôi đã đạt đến thời kỳ đột biến ngƣợc và nosema đi vào bộ máy tiêu hóa của phôi có hấp thụ chất dinh dƣỡng noãn hoàng thì tằm tuổi 1 nở ra mới là tằm đã nhiễm bệnh từ phôi.

Tằm bệnh thƣờng mang một lƣợng lớn bào tử. Chúng đƣợc thải ra cùng với phân hoặc dính vào lớp vỏ da làm ô nhiễm nong nuôi tằm và truyền bệnh cho tằm khỏe. Đó là nguyên nhân chính lan truyền bệnh trong nong nuôi tằm.

Sự nhiễm bệnh trong nong nuôi có thể chia thành 2 giai đoạn: nhiễm bênh ban đầu – xuất hiện ở tằm tuổi 1 và tuổi 2. Chúng sẽ thải ra bào tử vào tuổi 3 hoặc tuổi 4. Tằm khỏe ăn phải những bào tử này bị bệnh đƣợc gọi là nhiễm bệnh thứ cấp (lần 2). Tằm nhiễm bệnh thứ cấp có khả năng ăn bình thƣờng và phát triển thành ngài, nhƣng chúng đẻ ra trứng có phôi đã bị nhiễm bệnh.

Mức độ truyền nhiễm bệnh trong nong nuôi tằm tùy thuộc vào số lƣợng tằm bị bệnh lúc ban đầu. Nên một số ít tằm bệnh sống lẫn với tằm khỏe từ tuổi nhở thì sẽ có cơ hội truyền hiễm bệnh vì thời gian tiếp xúc dài. Kết quả, sự thiệt hại phải chịu sẽ lớn hơn một cách tƣơng ứng.

Một quan sát chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đầu tằm tuổi 1 đƣa vào 3% tằm tuổi 1 bị bệnh thì tỉ lệ ngài mắc bệnh có thể tới 50 – 60%. Khi ngài vũ hóa, kiểm tra cho thấy toàn bộ ngài bị nhiễm bệnh tằm gai, không thể sử dụng để cung cấp trứng giống đƣợc nữa.

Tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 1 và tuổi 2 thƣờng chết vào tuổi 3, ít khi thấy chết ở tằm tuổi 4, cho nên việc sản xuất tơ kén bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nếu nhƣ tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 4 thì chúng có thể phát triển tới giai đoạn ngài và đẻ trứng, nhƣng trứng đƣợc đẻ ra đã chứa những phôi bị nhiễm bệnh. Do đó nó vẫn là mối đe dọa cho việc cung cấp trứng tằm.

Tỷ lệ mắc bệnh tằm gai nosema thì thay đổi phụ thuộc vào giống tằm, giai đoạn phát triển và môi trƣờng nuôi. Khả năng chống bệnh tốt nhất là giống trung quốc, giống tằm nhật bản thì kém hơn, và kém nhất là giống châu âu. Các giống đa hệ có tính chống bệnh khá, tiếp theo là các giống lƣỡng hệ, các giống đơn hệ thể hiện tính chống bệnh kém nhất. Tằm tuổi nhỏ, tằm mới lột xác, tằm đói ăn dễ bị nhiễm bệnh và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Những nong nuôi quá ẩm ƣớt cũng làm tăng khả năng tằm ăn phải những lá dâu nhiễm bẩn. Nhiệt độ cao có khả năng ức chế bệnh tằm gai.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy bệnh tằm gai có thể giảm xuống nếu áp dụng kỹ thuật ấp trứng nâng cao nhiệt độ, xử lý nhiệt độ cao đối với nhộng và xử lý trứng bằng nƣớc nóng.

6. Chẩn đoán

Ngoài việc theo dõi triệu chứng bệnh ở các giai đoạn khác nhau của tằm thì cơ sở đáng tin cậy nhất là phải mổ tằm để kiểm tra tuyến tơ. Sự hiện diện của khối áp xe màu trắng sữa là chỉ thị để chẩn đoán bệnh. Nếu lấy mẫu trứng tƣơi, tằm tuổi 1 và dịch máu kiểm tra dƣới kính hiển vi, mà thấy các bào tử nosema

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 54)