Các yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 34 - 35)

2. Bệnh vi khuẩn

3.1.4.3.Các yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh

Khả năng xâm nhiễm của bệnh tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của tằm. Giai đoạn tằm dễ bị nhiễm bệnh hơn giai đoạn ngài. Trong cùng một tuổi thì tằm mới lột xác dễ bị nhiễm bệnh hơn tằm sắp lột xác. Tỉ lệ nhiễm bệnh giảm khi tằm lớn lên, nhƣng khi tằm chín và hóa nhộng thì khả năng nhiễm bệnh lại nặng.

Nhiệt độ và độ ẩm có mối quan hệ mật thiết đối với sự xuất hiện của bệnh này, đặc biệt là độ ẩm. Ẩm độ 90 – 100% thích hợp nhất cho sự nảy mầm của đính bào tử (conidia). Chúng khơng nảy mầm ở độ ẩm dƣới 70%. Trong khoảng

ẩm độ tối ƣu và khoảng nhiệt độ từ 10 – 280C, thì nhiệt độ càng cao khả năng nảy mầm của conidia càng tốt. Nhiệt độ tối ƣu là 24 – 280C. Conidia khơng nảy mầm ở nhiệt độ 330C. Vì nhiệt độ 24 – 280C cũng là nhiệt độ tối ƣu đối với tằm nên điều tiết ẩm độ là biện pháp chính để ngăn ngừa bệnh này.

Phƣơng pháp ni tằm cũng ảnh hƣởng đến tình trạng bệnh. Bệnh dễ dàng thành nặng khi ni tằm có che các tấm plastic trong mùa ẩm.

Xu hƣớng bệnh cũng tăng khi trần nhà của phịng ni thấp, thơng gió kém, hoặc khi phịng ni nằm gần nơi cung cấp nƣớc.

3.1.5. Chẩn đoán

Chạm vào đầu tằm, thấy đàn hồi, nếu đặt con tằm ở môi trƣờng ẩm, xác của nó cứng và sinh ra conidia trắng thì tằm đã bị bệnh tằm vơi.

Nếu triệu chứng không rõ thì làm một mẫu máu tƣơi đem soi kính hiển vi, khi thấy có sợi nấm ngắn hoặc sợi nấm sinh dƣỡng, thì đó là cơ sở để chẩn đốn là bệnh tằm vơi.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 34 - 35)