Phòng trừ các bệnh do vi khuẩn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 31 - 33)

2. Bệnh vi khuẩn

2.4. Phòng trừ các bệnh do vi khuẩn

Ngoài việc khử trùng thơng thƣờng cần phải chú ý giữ vệ sinh phịng ni, phịng dự trữ lá dâu, khay nuôi và nguồn nƣớc. Chú ý chọn lá dâu phù hợp và giữ cho lá dâu tƣơi.

Tránh dự trữ quá nhiều lá dâu trong kho. Lá dâu cần đƣợc bảo quản khô ráo và tƣơi, trƣớc khi cho ăn 15 – 30 phút phải đảo tơi dâu cho thống khí, thốt nhiệt.

Tăng cƣờng thơng gió và khử ẩm. Nên rắc một ít vơi bột hoặc chất hút ẩm trên các khay nuôi để giữ cho chúng luôn khô ráo.

Chú ý theo dõi sức ăn của tằm. Khi phát hiện ra tằm bệnh phải tách chúng ra và khử trùng ngay.

Cải tiến chế độ ăn và chăm sóc, duy trì khoảng cách thích hợp. Khi cắt và chọn kén, cho ngài giao phối thì các thao tác phải cẩn thận để tránh làm tằm bị thƣơng.

Phòng trừ dịch hại cây dâu. Cấm sử dụng biện pháp sinh học cùng với thuốc diệt khuẩn ở các khu vực nuôi tằm.

Thêm vào thức ăn 500 – 1000 đơn vị quốc tế chloramphenicol (nếu là syntomycine thì liều lƣợng gấp đơi).

Trong thời gian bệnh bùng nổ nghiêm trọng, cứ 8 giờ 1 lần cho thức ăn có trộn thuốc trên, và ăn liên tục một số liều.

3. Bệnh nấm

Bệnh nấm là do nấm kí sinh trên cơ thể tằm, nhộng và ngài. Tằm chết có biểu hiện bị cứng lại. Ở Nhật Bản gọi là bệnh calcino.

Bệnh nấm đƣợc phân loại theo màu sắc của các bào tử trên tằm chết. Vì vậy chúng ta thấy có các bệnh nấm trắng hay bệnh tằm vôi, bệnh nấm cúc vàng, bệnh nấm xanh, bệnh nấm đen và bệnh nấm hồng.

Trong số những bệnh do nấm gây ra, phổ biến nhất là bệnh tằm vôi, bệnh nấm cúc vàng và bệnh nấm xanh. Bệnh nấm đƣợc chặn đứng từ khi phổ biến bột trừ các bệnh nấm xác cứng ở tằm. 3.1. Bệnh tằm vôi 3.1.1. Nguyên nhân bệnh

Bệnh này do nấm beauveria bassiana (balsamo) vnillemin gây ra. Nó thuộc giống beauveria, họ moniliaceae, bộ monialiales, nhóm nấm bất tồn.

Chu kì phát triển của nấm beauveria bassiana gồm 3 giai đoạn:  Đính bào tử

 Sợi nấm dinh dƣỡng  Sợi nấm ƣa khí

Đính bào tử (condia)

Đính bào tử có hình cầu hoặc hình ơ van, khơng màu nhƣng dƣới kính hiển vi có màu xanh nhạt, thƣờng tập hợp lại thành dạng phấn trắng.

Khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì sau khoảng 10 giờ bám vào cơ thể tằm, bào tử nẩy mầm, các ống mầm mọc ra, đồng thời tiết theo chất phân giải vỏ kitin khiến chúng đâm thủng đƣợc vách cơ thể tằm, định vị và nhân nhanh trong cơ thể tằm.

Sợi nấm sinh dƣỡng

Ống mầm xâm nhập, phát triển thành sợi nấm sinh dƣỡng.

Ở đỉnh sợi nấm hình thành các sợi nấm ngắn hình trịn hoặc hình ơ van. Chúng có thể tự tách ra và kéo dài để tạo thành sợi nấm sinh dƣỡng.

Sợi nấm ƣa khí (aerial mycelium)

Sợi nấm sinh dƣỡng đâm thủng vách ra ngồi trở thành sợi nấm ƣa khí trên cơ thể tằm. Chúng mọc ra các conidiophories, từ đó tạo thành những cành nhỏ, mỗi cành có một hoặc nhiều conidia.

Giai đoạn phát triển của nấm tằm vôi từ khi bào tử nảy mầm tới sợi nấm sinh dƣỡng, sợi nấm ngắn và đính bào tử là một chu kỳ.

Bào tử của nấm Beauveria bassiana có thể tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên vài tháng đến 1 năm. Có thể diệt nấm bằng bột tẩy trắng có 2% hoạt chất clo hoặc 1% formalin, trong 5 – 7 phút.

3.1.2. Triệu chứng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)