Nguyên nhân bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 35)

2. Bệnh vi khuẩn

3.2.1. Nguyên nhân bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh này là các nấm thuộc giống nấm cúc aspergillus, họ moniliaceae, bộ moniliales thuộc nhóm nấm bất toàn.

Vòng đời của nấm Aspergillus flavus a. oryzae giống nhau, có 3 giai

đoạn: đính bào tử, sợi nấm sinh dƣỡng và sợi nấm ƣa khí; nhƣng chúng không sinh ra loại sợi nấm ngắn.

Đính bào tử (Conidia)

Đính bào tử của bệnh này lớn hơn đính bào tử của bệnh tằm vôi; hình cầu kích thƣớc 3 – 7 µm; một số có bề mặt nhẵn, một số có bề mặt ráp; màu vàng nhạt, sau chuyển sang nâu.

Nhiệt độ nảy mầm tối ƣu là 30 – 350

C. Trong tất cả các loài nấm gây bệnh cho tằm, thì conidia của nấm này có tính chống chịu tốt nhất đối với các yếu tố môi trƣờng, chúng có khả năng sống 1 năm hoặc lâu hơn.

Conidia của nấm này có tính chống chịu tƣơng đối cao với các chất khử trùng. Ví dụ đối với formalin 2% một số chủng chỉ bị khử sau 5 giờ; nếu xử lý formalin 2% trong 30 phút chúng mất hoạt tính. Xử lí với 0,3% hoạt chất clo trong 20 – 30 phút cũng làm chúng mất hoạt tính. Vì cậy cần quan sát theo dõi đặc biệt khi khử nấm cúc.

Sợi nấm sinh dƣỡng

Conidia bám vào cơ thể tằm và phát triển thành sợi nấm sinh dƣỡng. Nó không tạo thành sợi nấm ngắn và chỉ sinh trƣởng tại chỗ nó xâm nhiễm.

Sợi nấm ƣa khí

Gốc chùm đính bào tử (conidiophore) đặc; phần cuối mở rộng thành hình cầu hoặc hình ovan, gọi là “túi apical”, gồm 1 – 2 dãy Sterigma (cuống bào tử) tỏa ra.

Sterigma của nấm a. Flavus có dạng gần hình cầu, còn của a. Oryzae là dạng hình cầu, và conida gắn thàn chuỗi trên đó.

Nấm a. Flavus có thể tiết ra nhiều độc tố trong suốt thời kì sinh trƣởng của chúng. Trong đó có aflatoxin b1 là một trong những chất có độc cao nhất. Nó không chỉ độc với tằm mà còn thể hiện tính chất gây ung thƣ đối với ngƣời và động vật bấc cao khác.

3.2.2. Triệu chứng

Bệnh nấm cúc vàng xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi 1, tuổi 2 và giảm đi theo tuổi. Nhộng và trứng cũng có thể bị nhiễm bệnh trong môi trƣờng ẩm.

Sau khi bị nhiễm bệnh, tằm tuổi 1 ngừng ăn, bị hôn mê và nằm dƣới đáy khay nuôi.

Ở nơi nhiễm các sợi nấm thì trên xác chết xuất hiện các vết lõm răng cƣa và một ngày sau sợi nấm ƣa khí xuất hiện. Sau đó, các thể conidia vàng và nâu phủ khắp cơ thể.

Trên tằm đã lớn bị bệnh thì xuất hiện những đốm bệnh lớn lộn xộn. Ngay trƣớc khi chết đầu ngực tằm duỗi thẳng, xuất hiện nôn mửa.

Đặc điểm của bệnh này là xác chết bị cứng ở những nơi nấm xâm nhập, còn những phần khác thì đen dần và thối rữa. Sợi nấm ƣa khí và conidia xuất hiện ở những chỗ bị cứng.

Khi tằm tuổi 1 bị nhiễm, nó chết ở đầu tuổi 2; nếu bị nhiễm ở tuổi 2 thì chết ở đầu tuổi 3. Nhiễm bệnh lúc nhộng sắp vũ hóa thì các đốm bệnh đôi khi xuất hiện, nhƣng lại mất đi khi lột xác và tằm khỏe trở lại.

Nếu nhiễm bệnh ở giai đoạn tằm chín và nhộng thì nhộng bị cứng lại và có màu nâu tối. Khi ẩm độ xung quanh lên cao, nhộng bị mốc do các sợi nấm ƣa khí sinh sôi mạnh trên cơ thể tằm.

Trứng tằm giữ ở môi trƣờng ẩm dễ bị kí sinh nấm cúc aspergillus và bị mốc phủ. Điều này dần đến phôi bị nghẹt thở và chết.

3.2.3. Sự phát sinh bệnh

Sau khi conidia nảy mầm và xâm nhập vào cơ thể tằm, hệ sợi nấm phát triển chậm, không hình thành các sợi nấm ngắn, nó chỉ phát triển chậm ở nơi nhiễm bệnh. Vì vậy, xác chết của tằm chỉ bị cứng cục bộ.

Dƣới ảnh hƣởng của men proteaza và aflatoxin do nấm tiết ra, triệu chứng nhiễm độc xuất hiện, làm tằm chết nhanh.

Phôi bị chết ngạt ở thời thời kì ấp trứng vì lỗ thở trên vỏ trứng bị tắc nghẽn do sự sinh trƣởng của sợi nấm aerial trên bề mặt quả trứng.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)