2. Bệnh vi khuẩn
2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn có dạng hình gậy, phần cuối hơi tròn, có lông roi và thƣờng tạo thành chuỗi liên kết với nhau, nhuộm gram âm.
Khuẩn lạc tròn có màu trắng sữa. Sau khi đạt tới giai đoạn phát triển nhất định các thể sinh dƣỡng tạo thành bào xác, trong đó bào tử phát triển ở một đầu còn đầu kia là tinh thể prôtein (một thể kết tinh phụ của bào tử).
Bào tử có hình ô van hoặc hình ống, có tính khúc xạ, khó nhuộm màu, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi và khi gặp điều kiện thích hợp thì phát triển thành thể sinh dƣỡng.
Thể kết tinh có hình thoi và chứa nội độc tố đelta ( ). Tinh thể prôtein chứa nhiều enzym, không tan trong nƣớc và các dung môi hữu cơ nhƣ axêtôn, nhƣng hòa tan trong dung dịch kiềm. Nó có độ độc cao đối với sâu non bộ cánh vảy và là nguyên nhân làm tằm chết sau khi ăn phải vài giờ.
2.3.2. Triệu chứng
Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi lớn, đặc biệt là giai đoạn tằm chín, và có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Bệnh cấp tính là do tằm ăn phải số lƣợng lớn vi khuẩn độc tố “sotto” và chết đột ngột trong 10 phút hoặc vài giờ. Triệu chứng chính là ngừng ăn đột ngột, đầu giƣơng cao, co thắt và giẫy dụa, kiệt sức, đột ngột ngã xuống và chết. Ngay sau khi chết, cơ thể duỗi thẳng ra, sờ vào thấy cứng, đầu xuất hiện hình móc (đây là đặc điểm của bệnh này). Xác chết chuyển màu chậm cho đến khi thành màu đen, rồi thối rữa và rỉ ra chất dịch màu nâu tối, hôi thối.
Khi tằm ăn phải lƣợng nhỏ vi khuẩn độc tố sotto thì nó bị bệnh mãn tính. Sức ăn của tằm giảm, phân hình dạng không đều, thỉnh thoảng xuất hiện nôn mửa. Tằm bị liệt, ngực và đuôi trở nên trong suốt, tằm nằm bất động ở trong lá thừa, phân. Bệnh có thể kéo dài vài ngày tằm mới chết.
2.3.3. Sự phát sinh bệnh
Vi khuẩn “sotto” là nguyên nhân gây bệnh ngẫu nhiên. Có thể tìm thấy một lƣợng lớn vi khuẩn này trong cơ thể và phân của tằm bệnh, những côn trùng hại dâu bị bệnh, trong nƣớc bị nhiễm bẩn. Đó là nguồn nhiễm bệnh chính. Những thuốc diệt khuẩn dùng không đúng cách cũng có thể gây nhiễm bệnh này.
Con đƣờng xâm nhiễm chính là qua miệng. Sau khi tằm ăn phải lá dâu nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ tằm bệnh, từ xác và phân tằm bệnh, thì tiền bào tử bị tiêu hóa do chất kiềm trong dịch ruột sẽ giải phóng ra các độc tố làm tằm bị say và chết.
Môi trƣờng ẩm là yếu tố chính dẫn đến bệnh (nhƣ trong những ngày mây mù, ngày mƣa, ẩm độ cao mà sự khử ẩm lại khó khăn). Đặc biệt là khi liên tục cho ăn lá dâu ƣớt, làm khay nuôi bị ẩm ƣớt. Điều kiện nhƣ vậy rất thích hợp cho sự sinh sôi và lan truyền của vi khuẩn nhƣng lại làm cho tằm yếu đi, khiến tỷ lệ mắc phải bệnh vi khuẩn độc tố cao.
Nếu dự trữ quá nhiều lá dâu trong phòng chứa, đồng thời nhiệt độ và độ ẩm lại cao, thì vi khuẩn càng nhân nhanh. Lá dâu mang vi khuẩn làm tăng cơ hội nhiễm bệnh.
2.3.4. Chẩn đoán
Bệnh vi khuẩn độc tố không có triệu chứng nổi bật, thậm chí ngay cả khi tằm sắp chết. Không thấy biến màu khi chết; sờ xác tằm thấy cứng, đầu thụt vào tạo thành dạng móc.
Trƣờng hợp bệnh cấp thì giữ tằm một thời gian ngắn (khoảng 1 ngày), sau đó lấy mẫu dịch chứa trong ruột làm một mẫu tƣơi quan sát dƣới kính hiển vi.
Nếu phát hiện một lƣợng lớn các thể sinh dƣỡng tinh thể tiền bào tử thì đó chính là bệnh vi khuẩn độc tố.
Cũng có thể giữ tằm bệnh một ngày, sau đó lấy dịch ruột giữa ra cho vào nƣớc vô trùng. Chất nổi trên mặt trong suốt đem cho tằm 1 tuổi ăn cùng thức ăn; nếu gây ra nhiễm độc cấp thì chẩn đoán là bệnh này.