Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 103)

QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.3.3.Đối với Bộ Tài chính

3.3.3.1. Hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế

Nền kinh tế thế giới và Việt Nam còn luôn biến động, các chuẩn mực kế toán sẽ không ngừng thay đổi, vì thế hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ không ngừng được bố sung và hoàn thiện. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

- Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của các chuẩn mực kế toán đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa thống nhất giữa các chuẩn mực do các chuẩn mực trước có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực kế toán được ban hành sau, hoặc giữa các chuẩn mực kế toán với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo ra sự thống nhât về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra. Trong quá trinh hoàn thiện các chuẩn mực kế toán đã ban hành cũng cần tới việc cập nhật những thay đổi mới nhât trong nội dung của các chuẩn mực lập và trinh bày Báo cáo tài chính hiện nay.

- Thứ hai, phải nhanh chóng triển khai các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn chuẩn mực đã ban hành vào thực tiễn cùng với các văn bản pháp luật khác như luật kế toán, nghị định hướng dẫn luật.. . chỉ có như vây, chúng ta mới có cân trả lời xác đáng nhất về tính phù hợp của hệ thống chuẩn mực, đồng thời, chúng ta mới có thể hoàn thiện chúng ngày một tốt hơn. Để làm được điều nay, ngoài việc triển khai đến các doanh nghiệp sớm, cần có sự kiểm tra đánh giá, thường xuyên, có hệ thống kết quả của công tác triển khai đó ở các loại hình Doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng 26 chuẩn mực cho thấy đã khá đầy đủ đối với điều kiện của Việt Nam, vì vậy, thời gian này nên tập trung vào việc khảo sát tổng kết đánh giá hiệu quả của quá trình soạn thảo các

chuẩn mực đã ban hành nhăm rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho các lần ban hành sau.

- Thứ ba, xây dựng đội ngũ những người làm kế toán được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp nhăm đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế, nhằm đưa hệ thống chuẩn mực kế toàn vào thực tiễn một cách nhanh chóng.

- Thứ tư, sẽ tiếp tục nghiên cứu một số chuẩn mực kế toán quốc tế để ban hành những nội dung chủ yểu của một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có như chuẩn mực số 32- công cụ tài chính, chuẩn mực số 36- tổn thất tài sản; chuẩn mực 41- nông nghiệp…

3.3.3.2. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc

Để giúp các Ngân hàng xét duyệt hồ sơ xin vay vón của các khách hàng được chính xác, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế đồng thời việc thu thập thông tin của ngân hàng cũng phải được tiến hành thuận lợi và chính xác. Muốn như vây, Nhà nước cũng cần sớm ban hành quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Có như vậy mới đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc chấn chỉnh công tác kế toán phải đi đôi với nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán và làm cơ sở cho việc thẩm định tín dụng, trước mắt cần có sự thống nhất giữa các cơ quan kiểm toán Việt Nam, cụ thể hóa chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với thông lệ của kiểm toán quốc tế. Tiến tới, nhà nước cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, qua đó đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp toàn diện về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam, giúp cho hoạt động ngân hàng hoạt động một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường cũng như trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các luận cứ khoa học trên cơ sở lý luận của chương 1, thực tiễn của chương 2 và định hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của chính các ngân hàng.

Công trình đã đề xuất hệ thống sáu nhóm giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng các NHTM như: Hoàn thiện hoạt động tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; Quản lý hạn mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng; Phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhắm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát của ngân hàng; Xây dựng văn hóa tín dụng lành mạnh. Các nhóm giải pháp đó vừa tạo tiền đề cho nhau, vừa tạo nên hệ thống các giải pháp đồng bộ, lý giải cách thức thực hiện để chỉ rõ tính khả thi của các giải pháp. Công trình còn đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, hệ thống NHTM Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong nước cũng như trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nhiều bất ổn, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Trong hoàn cảnh đó, Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ ban hành với vai trò như một khuôn khổ pháp lý kịp thời trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, định hướng cho các NHTM hoạt động một cách an toàn và ổn định trước những khó khăn của nền kinh tế. Về căn bản, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bước đầu đã được thực hiện một cách bài bản và thuận lợi. Mặc dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu cũng như hoạt động quản trị tín dụng, để có thể thực hiện quá trình tái cấu trúc thành công.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung cho việc hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau và có một số đóng góp mới sau đây:

1. Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về NHTM; làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản của hoạt động tín dụng NHTM cũng như đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM.

2. Khái quát kinh nghiệm về hoạt động tín dụng của một số nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích đối với các NHTM Việt Nam. 3. Phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM điển hình được chọn lựa ở Việt Nam, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn

chế còn tồn tại và các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những hạn chế đó.

4. Phân tích và làm rõ định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về hoàn thiện hoạt động tín dụng và mục tiêu cụ thể của hoạt động tín dụng.

5. Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng, công tŕnh đã đề xuất hệ thống gồm sáu nhóm giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng của các NHTM. Những giải pháp công trình đưa ra là những ý tưởng mới, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, được hình thành một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM điển hình đã được chọn lựa để nghiên cứu.

6. Công trình đưa ra các kiến nghị với Chính phủ và NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính về một số vấn đề có liên quan đến thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo những điều kiện thuận lợi để việc tổ chức điều hành cũng như thực hiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong tái cấu trúc hệ thống tài chính đạt kết quả cao hơn.

Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhóm nghiên cứu mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ những người quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 103)