0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hoàn thiện hoạt động tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 89 -89 )

QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện hoạt động tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

thông lệ quốc tế

3.2.1.1. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng tín dụng

Các NHTM cần phải có một hệ thống chấm điểm và phân loại phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng còn gọi là hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ, là một cấu phần quan trọng trong hệ thống tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Việc đưa ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng toàn hệ thống cũng như chi nhánh và thực hiện phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực tế. Hệ thống xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lượng phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng và tính chất rủi ro của từng khoản vay. Hệ thống xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế khá phức tạp, thực hiện theo nguyên tắc chấm điểm, gồm nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhân với trọng số (mức độ quan trọng của các chỉ tiêu), nên các ngân hàng thường phải xây dựng phần mềm tin học để chấm điểm và xếp hạng khách hàng tự động theo các dữ liệu thông số về thông tin khách hàng do cán bộ chấm điểm cung cấp cho phần mềm chấm điểm. Hệ thống xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ xây dựng theo hai nhóm: kháchhàng doanh nghiệp và khách hàng hộ sản xuất, cá thể. Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young chuyên kiểm toán các NHTM hàng đầu của Việt Nam tư vấn cho các ngân hàng này hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ theo thông lệ quốc tế có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của nước ta như sau:

•Thứ nhất, xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp, gồm 8 bước chính: Bước 1- Thu thập thông tin.

Bước 3- Xác định quy mô doanh nghiệp.

Bước 4- Xác định loại hình sở hữu của khách hàng.

Bước 5- Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản: 3 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu hoạt động: 4 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu cân nợ: 2 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu thu nhập: 5 chỉ tiêu.

Bước 6- Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Gồm 46 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: 3 chỉ tiêu; trình độ quản lý và môi trường nội bộ: 9 chỉ tiêu; quan hệ với Ngân hàng: 13 chỉ tiêu; các nhân tố bên ngoài: 8 chỉ tiêu; các đặc điểm hoạt động khác: 13 chỉ tiêu.

Bước 7- Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính x Trọng số + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số. Điểm tính theo trọng số của khách hàng doanh nghiệp tính theo thang điểm 100, phân thành 10 hạng khách hàng doanh nghiệp.

Bước 8- Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng. •Thứ hai, xếp hạng Tín dụng đối với hộ kinh doanh và hộ gia đình, gồm 4 bước:

Bước 1- Thu thập thông tin

Bước 2- Chấm điểm thông tin cơ bản khách hàng, gồm 14 chỉ tiêu.153 Bước 3- Chấm điểm khả năng trả nợ, gồm 5 chỉ tiêu.

Bước 4- Chấm điểm tài sản bảo đảm, gồm 3 chỉ tiêu. Bước 5- Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm bước 2 x Trọng số + Điểm bước 3 x Trọng số + Điểm bước 4 x trọng số. Tương tự khách hàng doanh nghiệp, điểm tính theo trọng số của khách hàng hộ kinh doanh và hộ gia đình tính theo thang điểm 100, nhưng mức điểm để đạt các hạng có khác so với khách hàng doanh nghiệp.

Bảng 3.1.Thang điểm và đánh giá xếp hạng khách hàng doanh nghiệp,khách hàng hộ kinh doanh và hộ gia đình theo tư vấn của Công ty

kiểm toán quốc tế Ernst&Young

(Nguồn: Công ty kiểm toán Ernst&Young - Hội thảo về xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ 10/2007) 3.2.1.2. Xây dựng hệ thống phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng phương pháp định tín để giảm nợ xấu, nợ thấp, nợ quá hạn

Một số quy định nội bộ của một số NHTM "ban hành qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng” chỉ mới căn cứ vào yếu tố định lượng là chủ yếu. Theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào kết quả xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ, tức dựa vào các yếu tố định tính là chủ yếu. Nợ được phân loại trên cơ sở kết quả xếp loại khách hàng và được phân thành 5 nhóm theo chuẩn mực quốc tế như sau:

STT Thang điểm hộ kinh doanh và hộ gia đình Thang điểm doanh nghiệp Xếp hạng Đánh giá 1 95 -100 95 – 100 AAA Thượng hạng 2 90 – 94 90 – 94 AA Xuất sắc 3 85 – 89 85 – 89 A Rất tốt 4 80 – 84 75 – 84 BBB Tốt 5 70 – 79 70 – 74 BB Khá 6 60 – 69 65 – 69 B Trung bình khá 7 50 – 59 60 – 64 CCC Trung bình 8 40 – 49 55 – 59 CC Dưới trung bình

9 35 – 39 34 – 54 C Rủi ro không thu

được nợ

10 < 35 < 34 D Rủi ro không thu được nợ rất cao

Bảng 3.2. Phân loại nhóm nợ trên cơ sở kết quả xếp hạngkhách hàng tín dụng nội bộ STT Xếp hạng Đánh giá Nhóm nợ 1 AAA Thượng hạng 1 2 AA Xuất sắc 1 3 A Rất tốt 1 4 BBB Tốt 2 5 BB Khá 2 6 B Trung bình khá 2 7 CCC Trung bình 3 8 CC Dưới trung bình 3

9 C Rủi ro không thu được

nợ

4 10 D Rủi ro không thu được

nợ rất cao

5

(Nguồn: Công ty kiểm toán Ernst&Young - Hội thảo về xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ)

Như vậy, muốn thực hiện việc phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế, trước hết các NHTM phải ban hành hệ thống xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng của các NHTM quá lớn nên cần phải có lộ trình để áp dụng phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ cho 100% khách hàng. Trước mắt áp dụng cho tất cả khách hàng là doanh nghiệp và những khách hàng là hộ SX-KD, cá thể có dư nợ lớn, chẳng hạn từ 500 triệu đồng trở lên.

Trên cơ sở phân loại khách hàng, căn cứ vào thực trạng món vay, thực trạng khách hàng vay, khi khoản vay chưa đến hạn nhưng thông qua kiểm tra sử dụng tiền vay có thể phân loại nợ dựa trên cơ sở định tính theo thông lệ quốc tế được đề cập ở bảng nói trên.

Một điểm cần phải bổ sung đối với quy định nội bộ là phải gắn trách nhiệm cá nhân đối với rủi ro. Nhìn chung, ngoại trừ các khoản rủi ro đã thành án, các khoản rủi ro còn lại đều chỉ mới dừng lại ở việc trích từ quỹ dự phòng

để xử lý rủi ro, chưa gắn trách nhiệm vật chất trong trường hợp do chủ quan của cán bộ ngân hàng dẫn đến khoản vay không thu được nợ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu, nợ xử lý rủi ro có xu hướng gia tăng. Phải ban hành chính sách gắn trách nhiệm vật chất đối với cán bộ ngân hàng để phát sinh nợ xấu, từ chính sách tiền lương, thi đua, đến việc phải đền bù bằng tiền tùy theo mức độ sai phạm. Làm tốt vấn đề này, chắc chắn nợ xấu sẽ được hạn chế.

3.2.1.3. Tăng nhanh vốn điều lệ để đạt tỷ lệ tối thiểu vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có được qui đổi rủi ro

Đây là vấn đề cần xử lý trong chính sách tín dụng chung của các NHTM. Theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng Basel I (áp dụng từ 1988 đến 2006) thì tỷ lệ tối thiểu vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có được qui đổi rủi ro các ngân hàng phải duy trì là 8%, chuẩn mực Basel II (áp dụng từ 2007) là 12%. Trong thời gian qua với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính khó có thể đạt được tỷ lệ an toàn vốn cao và mức vốn tối thiểu theo quy định. Nguyên nhân là do tổng tài sản có, trong đó dư nợ cho vay là chủ yếu của các NHTM tăng nhanh trong những năm gần đây; trong khi vốn điều lệ tăng bổ sung hàng năm không nhiều, lợi nhuận tích lũy để tăng vốn điều lệ không lớn. Để tăng nhanh tỷ lệ tối thiểu vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có được qui đổi rủi ro, các NHTM cần thực hiện đồng thờ hai giải pháp cơ bản:

- Thứ nhất, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng nhanh lợi nhuận để bổ sung vốnđiều lệ.

- Thứ hai, cần có lộ trình huy động vốn từ cổ đông, thu hút cổ đông chiến lược.

Đồng thời, cơ cấu lại tài sản có theo hướng giảm bớt các loại tài sản có có mức độ rủi ro cao.

3.2.1.4. Xây dựng chính sách thu lãi linh hoạt để tăng hiệu quả vốn đầu

- Thứ nhất, áp dụng hình thức lãi nhập gốc Đối với các khoản ngắn hạn có thời hạn dài (từ 9 tháng đến 12 tháng) và các khoản cho vay trung, dài hạn, áp dụng hình thức lãi nhập gốc. Việc áp dụng hình thứclãi nhập gốc là phù hợp với thông lệ cho vay của ngân hàng các nước trên thế giới. Áp dụng hình thức lãi nhập gốc vừa tạo khả năng sinh lời của vốn tín dụng, tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng, vừa tạo cho khách hàng thói quen tận dụng các nguồn thu để trả nợ lãi. Thời gian ấn định lãi nhập gốc có thể là tháng, quý, năm tùy vào thỏa thuận của hai bên trên cơ sở phân tích luồng tiền của khách hàng.

- Thứ hai, áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt .Áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt theo cơ chế thị trường và phù hợp với qui định của NHNN. Áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng khi lãi suất thị trường giảm, cho ngân hàng khi lãi suất thị trường tăng.

- Thứ ba, ưu đãi có giới hạn sử dụng tiền gởi cho khách hàng. Có thể ưu đãi khách hàng có tiền gởi trung dài hạn (từ 24 tháng trở lên) từ 1 tỷ đồng trở lên được rút một phần vốn sử dụng từ 10 ngày trở lại nhưng không bị giảm lãi suất tiền gởi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất theo kỳ hạn gửi.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 89 -89 )

×