Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 100)

QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.3.2. Đối với NHNN

3.3.2.1. Giữ ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng

Từ năm 2011, Luật các TCTD mới sẽ đi vào hiệu lực theo hướng nâng cao an toàn cho hệ thống NH và giảm thiểu tình trạng thao túng các NHTM thông qua sở hữu cũng như phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. NHNN có thể cân nhắc thực hiện:

- Tiếp tục giảm sát việc các ngân hàng tuân thủ các thông tư, nghị định được Nhà Nước quy định

- Áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, phù hợp với các quy định của NHNN, nghị quyết của Quốc hội và Chính Phủ, theo nguyên tắc thị trường và điều kiện thực tế của thị trường tài chính- tiền tệ.

- Nghiên cứu và ban hành những quy định mới phù hợp và tiếp cận hơn với các thông lệ quốc tế.

- Nâng cao hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng và quy trình xử lý các Ngân hàng có rủi ro theo như Luật các TCTD

3.3.2.2. Cần nâng cao chất lượng công tác tín dụng

Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh Ngân hàng, ban lãnh đạo NHNN đã sớm có chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành Trung tâm thông tin tín dụng( CIC) là tổ chức sự nghiệp nhà Nước thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, thông báo thông tin khách hàng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà Nước, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các NHTM và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do

còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy chưa cao đã khiên cho Ngân hàng thương mại và tín dụng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các thông tin này. Thông tin này thường phán ánh sai lệch do các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ pháp lệnh về kế toàn thống kê, việc công ty cung cấp không kịp thời thường làm cho các thông tin bị lạc hậu so với các thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng, còn chưa tuân thủ đúng các thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình. Chính vì vậy, đề nghi NHNN cần cớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả.

3.3.2.3. Hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng

Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường thực sự phải có pháp luật điều chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi một hệ thống pháp luật đồng bộ làm chỗ dựa pháp lý cho Ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Để hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, đề nghị ngân hàng cần xem xét một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cái tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản.

- Thứ hai, sửa đổi, hoàn thiện luật phá sản doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế để luật này sớm đi vào cuộc sống.

- Thứ ba, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên thị trường mua bán nợ. Các bước đi cụ thể là phải rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ mua bán nợ giữa công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng- bộ tài chính với các tổ chức tín dụng.

3.3.2.4. Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng

Do hoạt động ngân hàng mang tính chất đặc thù, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng chưa được cụ thê trong luật cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

Trên thực tế, hành vi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng rất phức tạp, khó phát hiện, nhận biết và quy kết. Vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của các NHTM.

Từ các vấn đề trong thực tiễn như: việc vượt trần lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư mà chưa tính đến hiệu quả kinh tế sau xa là gây mất an toàn hệ thống hoặc việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, các ngân hàng dưới sức ép của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận mà có thể bỏ qua các quy định an toàn của Ngân hàng Nhà Nước, cuộc chay đua lãi suất rất dễ gây ra mất ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng. Vì vậy, cần phải có những nghị định về quản lý cạnh tranh trong ngân hàng, trong đó quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức, mức phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi pham đối với các tổ chức, cá nhân. Với tình hình mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện, thì việc có những quy định cụ thể này là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w