Phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 96)

QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.4.Phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Phát triển mạng lưới đáp ứng nhu cầu tiếp nhận vốn tín dụng phù hợp với khả năng quản lýVới mức bình quân một CBTD quản lý khách hàng và mức dư nợ bình quân do một CBTD quản lý đang ngày càng gia tăng, khách hàng phức tạp, địa bàn rộng, để bảo đảm khả năng quản lý tín dụng hiệu quả, đòi hỏi các NHTM phải tuyển dụng thêm CBTD cho các khu vực khác đông khách hàng, hay khu vực địa bàn rộng.

- Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó, là việc phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tất cả cán bộ trong toàn hệ thông, đặc biệt là các cán bộ tín dụng. Để đáp ứng yêu cầu của công việc, ngoài phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những kĩ năng sau:

+ Kỹ năng bán hàng: CBTD có những kỹ năng nhất định để maketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.

+ Kỹ năng tìm hiểu điều tra: Kỹ năng này yêu cầu CBTD biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn khác để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

+ Kỹ năng phân tích: Phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngững củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Kỹ năng đàm phán với khách hàng: CBTD phải biết thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay, để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.

Trong công tác đào tạo này, Ngân hàng nên chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Ngoài các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, việc đào tạo và tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghê nghiệp cho CBTD là công việc hết sức quan trọng. Vì tính chất trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những cạm bẫy, đòi hỏi CBTD phải có bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức vững vàng, vượt qua những cám dỗ vật chất, lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hợp lý, khen thưởng kịp thời những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời, thích đáng đối với những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 96)