Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 47)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁ

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng

2.2.2.1. Dư nợ tín dụng

Đơn vị: Tỷ VND

Hình 2.2.Dư nợ tín dụng của VCB, BIDV, MBB các năm 2010 - năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của VCB, BIDV,MB)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, quy mô dư nợ tín dụng của các ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã suy giảm rõ rệt. Kết quả trên là do các ngân hàng đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát. Cùng với tình hình kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi khi mà tỷ lệ hàng tồn kho còn cao, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, thị trường nhà đất đóng băng, thị trường chứng khoán dễ đổ vỡ; thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt với nhũng diễn biến phức tạp của khủng hoảng nợ công Châu Âu và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ, thị trường tài chính ngân hàng cũng lâm vào cảnh khó khăn chung. Ngân hàng thận trọng hơn khi giải ngân vốn, đồng thời doanh nghiệp cũng ít có nhu cầu vay để mở rộng sản xuất hoặc nếu có thì cũng khó tiếp cận do lãi suất còn cao, mức lãi suất ưu đãi chỉ dành cho một số ngành được ưu tiên và phải là khách hàng tốt theo hệ thống xếp hạng rất khắt khe của ngân hàng. Do vây, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng không còn duy trì được đà tăng như những năm trước đó.

Điều này được thể hiện rõ hơn ở khối các NHTMCP ngoài quốc doanh. Đối với các NHTMCP Nhà nước, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ có mức suy giảm nhẹ, từ 20-25% trong năm 2010 xuống mức 15% năm 2012. Trong khi đó, chỉ tiêu này ở các NHTMCP ngoài quốc doanh trong năm 2012 giảm hơn 50% so với năm 2010. Điển hình, tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB giảm tới 59,6% trong 2 năm. Các NHTMCP Nhà nước thường có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp do có quy mô dư nợ tín dụng lớn hơn nhiều lần so với khối ngoài quốc doanh. Trong khi dư nợ tín dụng của các NHTMCP ngoài quốc doanh thường ở dưới mức 100.000 tỷ đồng thì con số này gấp 2-3 lần ở khối các NHTMCP Nhà nước. Do vậy, dù có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng xét về số tuyệt đối thì dư nợ tín dụng ở các NHTMCP Nhà nước tăng nhiều hơn.

Đầu năm 2012, NHNN đã phân loại các NHTM thành 4 nhóm và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm. Trong đó, nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%, nhóm 4 không được tăng trưởng. Ba ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu đều nằm trong nhóm được tăng trưởng ở mức cao nhất 17%. Đến cuối năm, các NHTMCP Nhà nước đều không tăng hết mức trần tín dụng, chỉ ở trong mức từ 15-16%. Trong khi đó, vào quý III, một số các NHTMCP đã được NHNN chấp thuận yêu cầu được nới rộng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên mức 25- 30%. Trong số các ngân hàng được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng, Ngân hàng Quân Đội (MB) là một trong những ngân hàng lớn nhất, 6 tháng đầu năm MB tăng trưởng tín dụng khoảng 12%, vì vậy ngân hàng xin tăng chỉ tiêu từ 17% lên 25%. Các NHTMCP xin tăng thêm đa phần là các ngân hàng có quy mô nhỏ, lượng tín dụng cần tăng thêm tính ra phần trăm của từng ngân hàng thì nhiều, nhưng xét theo con số tuyệt đối thì không lớn. Như ở MB, ngân hàng chỉ cần cho vay thêm 6000 tỷ VND là đã đạt trần tín dụng mới.

Do vậy, dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP ngoài quốc doanh thường ở mức 25-30% nhưng thực tế không ảnh hưởng nhiều đến con số tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành.Thêm vào đó, các NHTMCP có quy mô dư nợ tín dụng lớn nhất, thường là các NHTMCP nhà nước, có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp. Do vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của toàn ngành chỉ đạt 8,91%. Con số 8,91% còn thấp hơn nhiều so với “kỷ lục” tăng trưởng khoảng 11% của năm 2011, từng được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình xem là thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng.

(Đơn vị: %)

Hình 2.3. Tăng trưởng tín dụng trong các năm từ 2001 - 2012

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Liên tục từ năm 2001 đến 2010, tín dụng chưa năm nào có mức tăng trưởng dưới 10%. Đến năm 2011, tăng trưởng tín dụng đã thể hiện đà suy giảm mạnh. Ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống các NHTM bước vào năm 2012 trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các NHTM có nguy cơ mất khả năng chi trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Do vậy tín dụng cho nền kinh tế tuy tăng trưởng chậm lại song là sự điều chỉnh cần thiết. Hệ thống ngân hàng cần phải tập trung vừa thực hiện xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, vừa cung ứng vốn tín dụng một cách hợp lý nhằm điều chỉnh cơ cấu tín dụng thể hiện ở danh mục cho vay với các ngành nghề, theo khách hàng, hay đồng tiền cho

vay đối với nền kinh tế theo đúng định hướng của NHNN nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, nhìn về dài hạn rõ ràng cần phải giảm tỉ lệ cho vay từ tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế, điều này cũng đã được khẳng định lại trong kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa XI, cũng là giải quyết căn cơ căn bệnh thanh khoản của các TCTD khi mà hệ số cho vay trên vốn huy động vẫn trên 90%.

2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng

•Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Bảng 2.1.Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của VCB

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 58,9 Tăng trưởn g (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Ngắn hạn 94.715 53,6 123.312 58,9 30,2 149.537 62,0 21,3 Trung hạn 21.278 12,0 22.325 10,7 4,9 25.762 10,7 15,4 Dài hạn 60.821 34,4 63.781 30,4 4,9 65.864 27,3 3,1 Tổng 176.81 4 100 209.41 8 100 241.163 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của Vietcombank)

Dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu tổng dư nợ của Vietcombank và liên tục tăng trong giai đoan 2010-2012. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 53,6% tổng dư nợ, đến năm 2011, tỷ lệ này là 58,9% và tiếp tục tăng lên 62% vào năm 2012.

Tương tự, năm 2010, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của BIDV đạt 52,6% tổng dư nợ, đến năm 2011, tỷ lệ này là 55,1% và tiếp tục tăng lên 55,9% vào năm 2012.

Trong khi đó, ở MB, chính sách cho vay theo thời gian gồm: Cho vay ngắn hạn (có thời hạn đến 12 tháng), cho vay trung hạn (có thời gian cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng), cho vay dài hạn (có thời gian cho vay trên 60 tháng).

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của MB)

Hình 2.4.Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của MB

Qua hình trên có thể nhận xét MB chủ yếu là cho vay ngắn hạn và đạt mức thường xuyên trên 60% tổng dư nợ và có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này cũng do định hướng của ngân hàng. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 64,56% thì năm 2012 là 71,82%, trong khi đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn giảm xuống.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng cũng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Kết quả trên cho thấy các ngân hàng có xu hướng tập trung cho vay ngắn hạn. Đây cũng là xu hướng phù hợp để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng khi mà đặc điểm nguồn vốn huy động của ngân hàng là có kỳ hạn ngắn.

•Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:

Thực hiện chủ trương hạn chế đôla hóa của chính phủ, các NHTM tập trung cho vay bằng nội tệ. Trong suốt 3 năm 2010-2012, dư nợ cho vay bằng nội tệ tại các NHTM luôn lớn hơn từ 2-3 lần so với cho vay bằng ngoại tệ và chênh lệch ngày càng gia tăng.

Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền của BIDV

(Đơn vị: tỷ VNĐ)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%)

Nội tệ 193 948 76,30 226 916 77,20 265 570 78,12 Ngoại tệ 60 244 23,70 67 021 22,80 74 361 21,88

Tổng 254 192 100 293 937 100 339 931 100

(Nguồn: báo cáo tài chính BIDV đã kiểm toán 2010-2012)

Điển hình ở BIDV, trong năm 2012, dư nợ cho vay nội tệ bằng 3,5 lần dư nợ cho vay ngoại tệ. Đây là xu hướng tích cực đối với đồng tiền Việt Nam. Kết quả trên đạt được một phần nhờ vào chính sách điều hành linh hoạt của NHNN trong thời gian gần đây.

Nhìn lại năm 2010, sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ áp đảo so với bằng VND. Tăng trưởng tín dụng bằng VND của toàn ngành là 25,34%, trong khi bằng ngoại tệ lên tới 37,76%. Đã có nhiều lý giải về trạng thái trên, đặc biệt là sau chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu chấm dứt, lãi suất vay vốn bằng VND tăng mạnh trở lại và tạo một chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích với vay vốn bằng USD. Bên cạnh đó, việc NHNN mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cũng là một lý do. Trạng thái ổn định của

tỷ giá bình quân liên ngân hàng (cũng như niêm yết tại các ngân hàng) trong gần 7 tháng liên tiếp năm 2010 đã tạo sự ổn định trong tâm lý để góp phần kích thích nhu cầu vay ngoại tệ. Hệ lụy của tình trạng này là một nguồn cung “ảo” trên thị trường ngoại hối, khi một lượng tín dụng ngoại tệ quy đổi sang VND để đưa vào sản xuất kinh doanh. Điều này cũng góp phần lý giải khi thị trường ngoại hối năm 2010 có hiện tượng hiếm thấy: có thời điểm tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giá chính thức. Nhưng khi các hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn, nguồn cung ảo đó hạn chế và đối nghịch ở áp lực mua ngoại tệ trả nợ đã góp phần thổi bùng cơn sốt tỷ giá, khi mà lịch sử thị trường ghi nhận chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do với thị trường chính thức tới khoảng 2.000 VND.

Trước tình trạng trên, NHNN đã đưa ra nhiều chính sách linh hoạt nhằm hạn chế tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nóng như áp trần lãi suất huy động, kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường chợ đen... Sau nhiều bước đi cứng rắn, mặt bằng lãi suất cho vay bằng nội tệ trong năm 2012 đã giảm đáng kể, thu hẹp chênh lệch so với bằng USD, tỷ giá được duy trì ổn định, chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do dần thu hẹp. Kết quả đến cuối năm 2012, tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011.

Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của VCB

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Doanh nghiệp nhà nước 35.064 19,8 55.775 26,6 58.558 24,3 Công ty TNHH 39.813 22,5 38.453 18,4 48.660 20,2 Doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài 9.744 5,5 12.893 6,1 13.290 5,5 Hợp tác xã và công ty tư nhân 6.164 3,5 4.412 2,1 5.357 2,2 Cá nhân 18.702 10,6 20.873 10,0 28.784 11,9 Các đối tượng khác 67.327 38,1 77.012 36,8 86.514 35,9 Tổng 176.81 4 100 209.41 8 100 241.163 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của Vietcombank)

Dư nợ cho vay của Vietcombank chủ yếu tập trung vào nhóm các doanh nghiệp Nhà nước và nhóm công ty TNHH. Trong đó, nhóm doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay cao nhất. Đây là các doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh lâu dài, được Nhà nước bảo hộ, do vậy thường được ngân hàng ưu tiên cho vay trong bối cảnh bất ổn của kinh tế trong nước thời gian qua. Đồng thời, tỷ trọng cho vay đối với hợp tác xã, công ty tư nhân và cá nhân tuy còn thấp nhưng có xu hướng tăng. Từ kết quả này cho thấy Vietcombank đang không ngừng đa dạng hóa thành phần khách hàng nhằm phân tán rủi ro, đồng thời tìm kiếm hướng kinh doanh ổn định và lâu dài.

Xu hướng đa dạng hóa danh mục cho vay cũng là xu hướng chung của các NHTM hiện nay nhằm phân tán rủi ro và mở rộng mạng lưới. Xét trong trường hợp của MB, khách hàng vay vốn tại MB gồm các khách hàng là pháp nhân (Doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..) và các thể nhân. Xét theo hình thức sở hữu thì có thể phân chia thành hai đối tượng chính là : Khu vực kinh tế quốc doanh (Doanh nghiệp nhà nước) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân…). Trong những năm trước đây chính sách cho vay của MB chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, vì mục đích thành lập của MB là phục vụ các doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, MB cũng dần chuyển dịch hoạt động cho vay của mình sang khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 22,24% thì tới năm 2012 chỉ chiếm có 12,17%. Nguyên nhân là do sự phát triển tín dụng được mở rộng sang các thành phần kinh tế khác. Sự phát triển tín dụng này được thể hiện khá đồng đều với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khi dư nợ cho vay với Công ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần khác và doanh nghiệp tư nhân đều tăng trưởng gần 200%. Sự phát triển đồng đều thể hiện một trong những biện pháp phân tán rủi ro của MB và một phần do MB cũng đã có những định hướng đẩy mạnh tín dụng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Đơn vị: Tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của và BIDV 2010-2012 )

Hình 2.5. Cơ cấu tín dụng theo ngành của BIDV

Cơ cấu ngành cho vay của các ngân hàng khá đa dạng (Ở ví dụ trên là BIDV). Trong đó, dư nợ chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là: ngành sản xuất, gia công chế biến và ngành thương mại, dịch vụ. Tỷ trọng dư nợ của hai ngành này luôn chiếm hơn 50% tổng dư nợ của các ngân hàng. Cơ cấu này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của chính phủ và xã hội nói chung.

Năm 2012, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đã được điều chỉnh một cách tích cực thể hiện qua các định hướng chính sách có tính chiến lược của NHNN. Trước đây, cơ cấu tín dụng chủ yếu tập trung vào phi sản xuất trong đó có nhiều cho bất động sản và chứng khoán, song đến 2012 tỷ trọng đã được kiểm soát chặt chẽ, giảm về mức khoảng 7%. Vốn chủ yếu được dành cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp... NHNN đã có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm

chiến lược và quan trọng của đất nước như cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc...

2.2.2.3. Lãi suất cho vay

Bảng 2.4.Lãi suất cho vay và ứng trước thực tế của Vietcombank

Lãi suất cho vay và ứng trước 31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w