TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 41)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁ

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Hệ thống NHTMVN nói chung đã trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng với sự tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp và đòi hỏi bên trong – bên ngoài đối với chính sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Ngày 23 tháng 5 năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng được ban hành, tạo khuôn khổ pháp luật cơ bản cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật NHNNVN và Luật Các TCTD đã được ban hành, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung. Luật Các TCTD ra đời là một sự tất yếu, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tế hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Từ năm 2011, các NHTM hoạt động trên cơ sở Luật các TCTD được Quốc hội thông qua năm 2010 với những ràng buộc chặt chẽ hơn về khả năng tham gia thị trường, điều kiện giám sát an toàn cũng như khả năng cạnh tranh.

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước

Hình 2.1 Diễn biễn số lượng NHTM tại Việt Nam qua các thời kỳ

Tính đến thời điểm năm 2011, Việt Nam có 5 NHTMNN (gồm cả các NHTMCP Nhà nước nắm quyền chi phối). 1 NH chính sách, 37 NHTMCP, 5 NH liên doanh, 48 chi nhánh NH nước ngoài mở tại Việt Nam, 48 Văn phòng đại diện NH nước ngoài với những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo số liệu tổng hợp từ NHNN, đến 31/12/2011,vốn điều lệ của hệ thống NHTM hoạt động tại Việt Nam đạt 354.065 tỷ đồng, bằng 10,21 lần so với cuối năm 2004 (34.673 tỷ đồng). Năm 2011 là một năm khó khăn nhất từ trước đến nay của ngành Ngân hàng, nhưng vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng là 22,8%. Đến 31/12/2011, tổng tài sản toàn hệ thống đã đạt 4.993.912 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trước những dấu hiệu tiếp tục mất cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn như bất ổn thị trường tài chính, nợ xấu gia tăng, áp lực giảm giá VND, khả năng quản trị rủi ro ngân hàng chưa cao, hoạt động giám sát TCTD còn nhiều bất cập. Về

hoạt động tín dụng, dư nợ đến 31/12/2011 của hệ thống TCTD Việt Nam đạt 2.635.351 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh và không ổn định. Tăng trưởng tín dụng cao, nóng đã khiến ngành ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro khi tỷ lệ dư nợ so với huy động vốn toàn ngành luôn ở mức cao (trên 90% - trong khi mức trung bình khu vực khoảng 83%). Với chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng năm 2011 của toàn hệ thống chỉ đạt hơn 12%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Trong hoàn cảnh đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 – 2015 kèm theo Quyết định 254/QĐ – TTg. Đây được xem là nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015. Theo Đề án, việc tái cấu trúc ngành ngân hàng sẽ được thực hiện qua 3 bước. Bước thứ nhất là tái cơ cấu thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém thông qua hình thức hợp nhất, sáp nhập.

Bước thứ hai là lành mạnh hóa tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính. Bước thứ ba là tiến hành tái cấu trúc về tổ chức hoạt động, tái cơ cấu chiến lược, thiết kế lại hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng.

Theo lộ trình, năm 2012, NHNN đã đề ra những nội dung của tái cấu trúc ngân hàng tập trung vào giải quyết tính trạng nợ xấu, thiếu vốn, thanh khoản và quản trị ngân hàng. Về vấn đề vốn, NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc sát nhập nếu cần. Về vấn đề xử lý nợ xấu, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ – NHNN ngày 23/04/2012 cho phép “các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đán giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều

chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; Văn bản số 2871/NHNN – TD yêu cầu 14 ngân hàng lớn (G14: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MB, MSB, VPBank, VIB, SeaBank và SHB) chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo các quy định hiện hành, thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN. Về vấn đề thanh khoản, NHNN đã phối hợp với các ngân hàng mạnh để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng mạnh để giảm thiểu rủi ro thanh khoản của hệ thống. Đồng thời, NHNN đã cho các ngân hàng gia hạn nợ đối với doanh nghiệp và cho phép các ngân hàng trong nhóm “G14” mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau. Về quản trị ngân hàng, NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các thông tư thay thế Thông tư 13 và Quyết định 493. Theo Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011 – 2015, thì cuối năm 2015, TCTD sẽ phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II.

Về cơ bản đến cuối năm 2012, NHNN đã thực hiện bài bản giai đoạn đầu của đề án. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, hoạt động sáp nhập và hợp nhất của một số ngân hàng nhỏ và ngân hàng có vấn đề đã được thực hiện thành công. Cụ thể là việc hợp nhất ba ngân hàng có mức nợ xấu cao bao gồm SCB, Tín nghĩa, Ficombank vào tháng 12/2011 và việc Ngân hàng SHB mua lại Habubank tháng 8/2012. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện phân loại các NHTM thành các nhóm để ấn định mức rủi ro, qua đó đã giải quyết được vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng trong nhóm 3 và 4, giúp cho các ngân hàng này cải thiện được chỉ số an toàn và ổn định dần hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo quá trình tái cơ cấu ngân hàng diễn ra thuận lợi và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

Mặc dù vậy, tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn đang gặp không ít khó khăn. Kể từ đầu quý 2/2012, nợ quá hạn, nợ xấu của các ngân hàng gia tăng liên tục. Tuy thanh khoản của hệ thống dư thừa, tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng nhưng tín dụng lại tăng trưởng âm trong 5 tháng đầu năm 2012, đạt mức 2,35% cuối tháng 9/2012 và cả năm đạt 8,91%, trong ba quý đầu năm thì tốc độ tăng trưởng của một số ngân hàng niêm yết vẫn ở mức âm. Ngoài ra, nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước nhưng bộc lộ rõ nét trong năm 2012 cả về con số tương đối và tuyệt đối. Tính đến thời điểm 30/09/2012, nợ xấu toàn ngành ở mức 8,82% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 257.164 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.

Sau đây là những phân tích cụ thể hơn về thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 thông qua tình hình hoạt động tín dụng ở ba ngân hàng gồm VCB, BIDV và MB.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (nghiên cứu điển hình ở VCB,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w