0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 80 -80 )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm. Tỷ lệ nợ xấu vẫn

còn ở mức cao so với chuẩn quốc tế, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn liên tục tăng cả về quy mô và tốc độ tăng. Danh mục cho vay theo thành còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, dư nợ cho vay tập trung tương đối cao tại các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, danh mục các tài sản đảm bảo tập trung quá lớn vào bất động

sản. Đây là nững tài sản có giá trị thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào biến động của thị trường. Đồng thời các ngân hàng vẫn chưa ban hành các quy chế cụ thể về quản lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là hướng dẫn xác định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo và cách đánh giá rủi ro đối tác của bên thứ ba khi tài sản đảm bảo phụ thuộc vào bên thứ ba. Điều này đã gây khó khăn trong việc xử lý nợ của ngân hàng, đặc biệt là ở khâu xử lý tài sản đảm bảo.

Thứ ba, cách thức phân loại nợ vẫn có những khác biệt so với chuẩn

mực quốc tế. mặc dù nguyên tắc, phương pháp đã tiếp cận được với chuẩn mực quốc tê, thuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là công tác tổ chức phân loại nợ chưa đáp ứng đầy đủ theo đúng yêu cầu của thông lệ quốc tế. Một trong những lý do dẫn đến việc này, đó là chưa có được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho việc đanh giá đúng các chỉ tiêu định tính về khách hàng khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thứ tư, các chính sách tín dụng còn hạn chế về mặt chất lượng: chính

sách tín dụng chưa đề cập hết các đối tượng, các trưởng hợp đặc thù về khách hàng, khoản vay, môi trường pháp luậy, môi trường kinh tế. Hơn thế nữa, chính sách tín dụng hiên tại chưa tạo được động lực manh mẽ cho sự chuyển đổi nhanh và mạnh trong cơ cấu tín dụng theo ngành và thành phần kinh tế. Danh mục tín dụng chưa đầy đủ, chưa ổn định và đảm bảo định hướng lâu dài. Hoạt động tín dụng còn chịu ảnh hưởng theo sự định hướng của chính

phủ; chưa thực hiện xác định giới hạn tổng thể với từng khách hàng về mức cho vay, bảo lãnh và mở L/C.

Thứ năm, việc trích lập dự phòng rủi ro chưa chính xác: việc trích lập dự

phòng rủi ro tại một số đơn vị nhiều khi chịu ảnh hưởng vào chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo nhằm đạt được kết quả kinh doanh được giao, chạy theo thành tích, nhiều trường hợp để đảm bảo chênh lệch thu chi đặt ra mà tại các đơn vị này đã chủ động không trích hoặc chỉ trích một phần, hoặc cố tình phân loại nợ sai với bản chất của nó để hợp lý hóa việc trich lập dự phòng sai… Do đó, hiện tại dư quỹ dự phòng rủi ro chưa đủ bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Thứ sáu, quy trình tín dụng của ngân hàng có những thời điểm chưa

được tuân thủ nghiêm túc và thiếu thận trọng, nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng để cạnh tranh, công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng theo nhiều cấp mang nặng tính hành chính nên hiệu quả chưa cao. Tốc độ xử lý nghiệp vụ chậm hơn so với trước đây do nhiều bộ phận cùng tham gia vào quá trình cấp tín dụng. Điều nay đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, điều chỉnh lại việc phân cấp ủy quyền và các văn bản có liên quan để rút ngắn thời gian tác nghiệp, đảm bảo vận hành thông suốt.

2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn. Môi trường kinh tế có

ảnh hưởng lớn tới sức mạnh tài chính của người vay, gây thiệt hại hoặc mang lại thành công đối với người cho vay. Trong giai đoạn tốt, người vay hoạt động tốt do lợi tức tương đối cao trong khi chí phí vốn thấp. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới và việt nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, khả năng hoàn trả của khách hàng bị suy giảm nghiêm trọng, điều này

dẫn đến việc người vay bị suy giảm hoặc mất khả năng trả nợ gia tăng đáng kể, điều này ảnh hưởng chất lượng tín dụng.

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: trong quá trình hoạt

động, NHTM gặp nhiều khó khăn do môi trường pháp lý ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Hoạt động tín dụng của ngân hàng liên quan đến hàng loạt các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp luật, các hướng dẫn liên quan đến quá trình hoạt động NH tại Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu, gây lung túng trong quá trình triển khai tác nghiệp. Hơn thế nữa, luật lệ của nước ta chưa ổn định, thường xuyên thay đổi, không tạo ra cơ sở vững chắc cho ngân hàng hoạt động. Việc luôn bị sửa đổi các luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai nhà cửa,,, khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy ở hữu nhà đất không rõ ràng, rất khó khăn cho ngân hàng xem xét thẩm định dự án, định giá bất động sản. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn về vấn đề xử lý nợ tồn động còn rất sơ khai, chưa cụ thể, chồng chéo, do đó các NHTM còn chưa tụ động xử lý được tài sản đảm bảo, khiến một lượng lớn tài sản bị ứ động, sử dụng không có hiệu quá.

Thứ ba, chất lượng thông tin tín dụng yếu: ở Việt Nam mức độ công

khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin, trong các báo cáo tài chính, sổ sách của khách hàng vay vốn thưởng không cao. Thông tin thường không kịp thời, không rõ ràng, không chính xác, mập mờ gây ra những khó khăn nhất định cho công tác thẩm định và ra quyết định tín dụng. Nhiều khách hàng vay cung cấp số liệu không trung thực, không đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng. Đôi khi, những số liệu trong báo cáo tài chính của khách hàng không thực sự phán ánh thực tế đang diên ra tại doanh nghiệp, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng.

Thứ tư, do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt

và những chi phí không cần thiết, dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguồn nhân lực tham gia công tác tín dụng còn nhiều hạn chế.

Công tác đào tạo cán bộ chưa được chú trọng, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Phần lớn các cán bộ tín dụng có tuổi đời còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề.

Thêm nữa đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của một số cán bộ ngân hàng còn chưa cao: còn có trường hợp cán bộ lợi dụng quyên hạn nhiệm vụ để sách nhiễu khách hàng, có tình trang cán bộ cấu kết với khách hàng làm giả hồ sơ tín dụng, khai khống tài sản, cố tình định giá tài sản cao hơn so với giá trị thực tế của nó, lập phương án kinh doanh giả…Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ kỷ luật, tuân thủ quy trình dự án còn chưa cao, vẫn còn tình trạng chưa chấp hành nghiêm yêu cầu chỉ đạo điều hành, còn những vướng mắc, sai phạm trong hoạt động tín dụng…

Thứ hai, chính sách khách hàng chưa hoàn thiện: các chính sách phí, lãi

suất, tài sản bảo đảm tiền vay được đưa ra với mức ưu đãi cho các khách hàng tốt, nhưng tiêu chuẩn về khách hàng tốt vẫn chưa rõ ràng, thống nhất mà chủ yếu là định tính. Thêm vào đó, các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được chiến lược tín dụng rõ ràng cũng như định hướng về phân khúc thị trường cho từng chi nhánh, từng khu vực. Do vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn mang tính thụ động, đầu tư theo phong trào nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.

Thứ ba, chưa phát huy tính tích cực của các giải pháp xử lý nợ xấu: đội

ngũ cán bộ làm công tác thu hồi xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế. Tâm lý e ngại của nhiều đơn vị trong việc khởi kiện tại tòa án do lo sợ trách nhiệm của nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Ngoài ra còn do vướng măc các thủ tục liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, bản thân nhiều khách hàng

chây ỳ, thiếu thiện chí trong việc hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ. Ngoài ra, chính sách pháp luật cũng chưa cứng rắn đối với những trường hợp trên.

Thứ tư, công tác chỉ đạo - điều hành còn nhiều lúng túng: môi trường xã

hội, môi trường kinh tế và kinh doanh ngân hàng còn thấp trong khi mục tiêu đối mới hoạt động ngân hàng đặt ra gấp rút, làm cho nhiều cơ chế chính sách cũng như công tác chỉ đạo điều hành bộc lộ lúng túng gây vướng mắc như sự không phù hợp, mâu thuẩn giữa nguyên tắc với tổ chức triển khai, giữa chủ trương chính sách với tác nghiệp thực tế. Thêm vào đó, phạm vi hoạt động rộng, mục tiêu đặt ra khá lớn làm cho khối lượng công việc cần phải giải quyết nhiều, dẫn đến sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, kiểm soát tin dụng còn nhiều bất cập: kiểm tra còn mang tính hình thức, khá lỏng léo, các biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM (Trang 80 -80 )

×