6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị với NHNNVN
Đối với NHNN, NHNN cần sớm có một chuẩn mực chung trong nghiệp vụ bảo lãnh. Việc ban hành một chuẩn mực này không những giúp các ngân hàng trong nước thực hiện một cách đồng bộ mà còn giúp cho việc quản lý, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng được hoàn chỉnh và thống nhất.
NHNN cần đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để hổ trợ thông tin cho các NHTM trong quá trình thẩm định dự án. Vì vậy, NHNN phải có những chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. NHNN phải nâng cấp tầm dịch vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và cập nhật. Đảm bảo khi khách hàng có vấn đề với bất kỳ một TCTD nào thì các TCTD khác đều nhận biệt được. Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các TCTD. Điều này sẽ hỗ trợ các NHTM rất nhiều trong quá trình thẩm định dự án cũng như quản lý, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra dịch vụ của NHTM nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời những tồn tại và sai sót để có biện pháp xử lý, chấn
chỉnh kịp thời. Muốn vậy, phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhưng như vậy không có nghĩa là NHNN can thiệp quá sâu vào dịch vụ của ngân hàng. NHNN cần kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.