6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
a. Môi trường chính trị - xã hội
Một đất nước mà có môi trường chính trị – xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện đểđẩy mạnh phát triển. Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ổn định trong môi
trường chính trị – xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.
Tóm lại, mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau, đó cũng chính là những nhân tố tác động tới bảo lãnh ngân hàng.
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển. Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng. Còn nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ( thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.
c. Môi trường pháp lý
Luật pháp là một bộ phận không thể thiếu của một nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại. Do vậy nhân tố pháp luật có vai trò rất lớn với các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Khi hệ thống pháp luật không đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, của nghiệp vụ bảo lãnh, các văn bản dưới luật bị mâu thuẫn nhau, khách hàng và ngân hàng nhiều khi không thể thực hiện đúng được. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh.
Do vậy hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà cụ thể là các quy định về bảo lãnh cũng như pháp luật, quy định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cần thiết.
d. Khách hàng
Khách hàng chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo lãnh và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh chỉ có thể được tiến hành khi khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh. Điều kiện được bảo lãnh sẽ xét trên góc độ năng lực tài chính và khả năng tài chính đảm bảo cho khoản bảo lãnh là chủ yếu. Khách hàng có một khả năng tài chính tốt cùng với những khoản đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng sẽ góp phần tạo hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.
Tính đa dạng trong sản phẩm bảo lãnh xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, để cạnh tranh với các đối thủ khác, ngân hàng không những phải cung cấp được nhiều sản phẩm bảo lãnh mà còn hoàn thiện những sản phẩm đó theo đòi hỏi của khách hàng và bản thân ngân hàng.
e. Đối thủ cạnh tranh
Các NHTM hoạt động trong một môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Canh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, cố gắng phát triển để không trở nên tụt hậu so với các đối thủ khác. Mỗi khách hàng đều có sự lựa chọn riêng cho mình một Ngân hàng tối ưu nhất khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung là hoạt động bảo lãnh nói riêng đểđem lại lợi ích cao nhất. Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò qua trọng ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM, trong đó luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò…cũng như những rủi ro của hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại, và một số chỉ tiêu đanh giá hoạt động này, từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân.
Những nội dung ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HẢI VÂN