6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
a. Hoàn thiện công tác thẩm định hoạt động bảo lãnh
BIDV Hải Vân cần phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc đồng thời phải dựa trên một số tiêu chí cụ thểđể đánh giá, phân tích tình hình tài chính của đơn vị một cách thường xuyên để nắm bắt được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt phải chú trọng tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận. Trên cơ sởđó, Chi nhánh có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án mà Chi nhánh định đầu tư, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp đó.
Để công tác thẩm định được tiến hành đúng quy trình và đảm bảo chính xác, BIDV Hải Vân nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp.
Công tác thẩm định rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của BIDV Hải Vân thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định. Chỉ có như vậy, BIDV Hải Vân mới có thể ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo phương châm an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.
b. Hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
Để tăng cường quản trị rủi ro trong bảo lãnh, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp sau:
- Tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, nhận diện các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động bảo lãnh, nguyên nhân, cơ chế, các lĩnh vực, các đối tượng có khả năng xuất hiện rủi ro cao.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát lại tất cả những khoản bảo lãnh hiện hành, đã hết hạn, để hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ, quản lý chặt chẽ quá trình
thực hiện hợp đồng, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã phát hành, hoàn chỉnh và cập nhật thường xuyên hồ sơ bảo lãnh để đánh giá tiến độ thực hiện, tăng cường các biện pháp đảm bảo hoàn chỉnh lại hồ sơ thế chấp đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động bảo lãnh.
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh, gắn trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý khách hàng về mặt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh cũng như với ngân hàng