SẢN XUẤT LẮP DỰNG CỘT CAO, XÂY LẮP KIẾN TRÚC

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Hoàn thiện quản lý chất lượng tại công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông (telcom) theo hướng áp dụng tiêu chuẩn iso9000. (Trang 47)

KIẾN TRÚC

Máy hàn điện các loại (Việt Nam) Máy cắt hơi có độ chính xác cao (Đức)

Máy khoan đứng, khoan cần bán tự động (Việt Nam) Cẩu bánh hơi ADK (Nga)

Máy kiểm tra mối hàn bằng siêu âm (Nhật) Máy phát điện 2KW (Nhật)

Cẩu, leo CL -3 (Việt Nam)

Máy trộn bê tông bánh lốp 250- 300 lít Máy đầm bê tông

Máy kinh vĩ 3T5KIT (Nga)

Máy tiện vạn năng (Việt Nam+ Nga) Máy đột dập (Việt Nam)

Máy doa toạ độ (Tiệp Khắc) Máy mài cầm tay (Nhật)

Máy cưa cắt kim loại (Việt Nam) Máy mài đứng ( Việt Nam) Tời tay 1,5 đến 3 tấn (Nga) Bộ giàn giáo xây dựng

9 12 3 4 14 1 2 1 2 2 21 4 4 3 2 7 3 6 3 3 1 1 2 3 5 5 2 3 3 1 3 2 2 10 5

Hầu hết các máy móc thiết bị được nhập mới hoàn toàn và đảm bảo chất lượng thời điểm mua là 100%.

Nội dung công tác quản lý chất lượng máy móc thiết bị tại công ty: - Xây dựng kế hoạch mua sắm các thiết bị, máy móc có đủ điều kiện tiêu

chuẩn chất lượng, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của công ty.

- Thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị khi cần thiết và kịp thời nhất.

- Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyền sản xuất theo từng năm. Đồng thời phải nắm vững các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại máy móc.

- Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành quy trình quy phạm sử dụng máy.

Dựa vào nội dung công tác trên, công ty tiến hành phân cấp quản lý đến từng đơn vị thi công là các xí nghiệp trực thuộc, và các bộ phận phòng ban. Phòng KH- KD sẽ tiến hành lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, phương tiên hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư vào máy móc thiết bị trong mục tiêu trung hạn và dài hạn, quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy móc và điều phối máy móc xuống từng xí nghiệp. Đối với các xí nghiệp phải:

+ Xây dựng được kế hoạch đầu tư thiết bị máy móc trong từng năm sao cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại xí nghiệp mình, lựa chọn đầu tư những thiết bị máy móc tiến tiến, hiện đại nhất phù hợp với công nghệ.

+ Xác định hạch toán chi phí nội bộ, khấu hao của máy móc thiết bị mà xí nghiệp được giao quản lý để trình duyệt lên công ty.

+ Phải xây dựng kho bãi để lưu trữ máy móc thiết bị đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị trong mọi điều kiện thời tiết, phòng chống cháy nổ, an toàn, an ninh.

+ Phải có bảng chỉ dẫn sử dụng đối với từng thiết bị phương tiện máy móc, phải sử dụng máy móc đúng mục đích và tính năng của nó.

+ Thực hiện kiểm kê, lập báo cáo định kỳ, đánh giá chất lượng theo từng năm.

+ Thực hiện bảo dưỡng, bảo trì máy móc, phương tiện, thiết bị

Hoạt động quản lý máy móc thiết bị trong vài năm gần đây đã được cải thiện và quản lý chặt chẽ hơn trong từng mục đích sử dụng. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chú trọng đến chất lượng đầu vào của máy móc thiết bị, mặc dù các máy móc thiết bị của công ty hầu hết được nhập vào khi còn mới, nhưng công ty vẫn chưa tiến hành xem xét kỹ lưỡng chất lượng của nó khi có ý định mua, chủ yếu vẫn chỉ chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của phương tiện, máy móc thiết bị đó. Nhìn vào bảng thống kê máy móc thiết bị thi công ta thấy rằng các sản phẩm này được nhập từ nhiều nguồn, thậm chí là từ nước ngoài: Nhật, Pháp, Đức, Tiệp Khắc, Mỹ,…Để có thể đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO9000 thì các máy móc thiết bị này cần phải có ban kiểm định chất lượng trước khi nhập vào và cho sử dụng trong quá trình thi công. Đối với các máy móc thiết bị có giá trị tương đối lớn công ty vẫn chưa tính đến yếu tố giảm rủi ro cho mình khi có sự cố xảy ra. Các máy móc thiết bị có giá trị lớn vẫn chưa được công ty nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho số máy móc đó để có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thi công và vẫn có thể đảm bảo thay thế bằng một thiết bị khác khi có sự cố xảy ra, yếu tố này rất quan trọng trong yêu cầu mang tính liên tục của quá trình sản xuất mà bộ tiêu chuẩn ISO9000 đã nêu ra ở trên. Công tác đo lường, kiểm định, phân tích còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là từ ngay lúc nhập thiết bị. Công ty chủ yếu chỉ quan tâm đến việc sử dụng và bảo đảm chất lượng của máy móc thiết bị đó trong quá trình đã đưa chúng vào thi công các công trình.

2.2.2.3. Quản lý vật liệu xây dựng công trình.

Vật tư sử dụng trong thi công bao gồm: vật liệu xây dựng, cấu kiến, bán thành phẩm, linh kiện sử dụng trong viễn thông,…được đưa vào trong quá trình xây lắp để hoàn thành công trình. Bất cứ một công trình nào muốn đảm

đúng thiết kế. Công ty thực hiện toàn bộ quá trình nhập và xuất vật tư tại từng công trình, do nhận thức được rõ tầm quan trọng của vật tư trong quản lý chất lượng. Công ty trực tiếp tìm kiếm và cung cấp nguồn hàng đến các đơn vị thi công, không qua trung gian để có thể trực tiếp kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Toàn bộ quá trình trên bao gồm:

- Tìm hiểu đối tác cung cấp vật tư có uy tín, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký chất lượng hàng hoá.

- Kho bãi xếp vật tư phải đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Cán bộ thủ kho tại nơi cung cấp phải có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

- Hệ thống sổ sách, chứng từ, hoá đơn nhập xuất vật liệu phải rõ ràng, cập nhật thường xuyên, đúng theo quy định của Nhà nước, trong đó phản ánh đủ số lượng, chất lượng, chủng loại, rõ nguồn gốc xuất xứ của lô hàng vật liệu đó.

- Phòng thí nghiệm tại đó phải đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép

- Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật tư

Trên cơ sở của những bước yêu cầu trên, Công ty tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho phòng ban và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm về từng mảng yêu cầu trong việc nhập, xuất vật tư. Sau khi ký hợp đồng xây lắp, phòng KH- KD sẽ lập giấy giao nhiệm vụ thi công đồng thời gửi phòng TC-KT để kết hợp theo dõi. Phòng KH- KD tổ chức mua những vật tư chủ yếu để phục vụ thi công, sau đó phòng KH- KD sẽ phối hợp với bộ phận kỹ thuật của các xí nghiệp trực thuộc về kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng vật tư. Phòng TC- KT tham mưu cho tổng giám đốc công ty về tiến độ cấp vốn đồng thời bảo đảm kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, tính pháp lý của các chứng từ kế toán, sổ sách, mẫu biểu quản lý vật tư và

các công việc khác liên quan đến nghiệp vụ của phòng. Các xí nghiệp sẽ là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng vật tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng và chủng loại vật tư đưa vào công trình, có nhiệm vụ lập: mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công công trình và chỉ có những vật tư, bán thành phẩm, cấu kiến có xác nhận phẩm cấp chất lượng mới được phép đưa vào sử dụng, tổ chức lưu mẫu vật tư nhập kho, các kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu, lưu trữ chứng từ nhập kho, … theo đúng quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, các vật tư khác như: sắt, thép, xi măng, cát đá, sỏi đổ bê tông, vật liệu phụ khác… được mua tại công trình, đối với những vật tư này, công ty uỷ quyền cho xí nghiệp thực hiện thi công công trình trực tiếp mua sắm, đơn vị cung cấp vật tư này phải là các đại lý VLXD, các đơn vị kinh doanh có uy tín tại địa phương và phải được bộ phận kỹ thuật của từng chi nhánh kiểm tra kỹ trước khi đưa vào công trình.

Sau đây là kết quả kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng trong các công trình thi công gần đây:

Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng trong các công trình thi công gần đây.

Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

- Tổng các công trình thi công 742 926 1130

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Hoàn thiện quản lý chất lượng tại công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông (telcom) theo hướng áp dụng tiêu chuẩn iso9000. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w