* Hình phạt
Trong Quốc triều hình luật, hình phạt được xây dựng một cách có hệ thống,chặt chẽ, với nhiều loại hình phạt khác nhau. Hệ thống hình phạt trong Bộ luật này được chia làm hai loại là ngũ hình và ngoài ngũ hình, trong đó các hình phạt thuộc ngũ hình giữ vai trò chủ đạo.
* Các hình phạt thuộc về ngũ hình bao gồm xuy, trượng, đồ, lưu và tử, cụ thể:
Xuy (phạt roi) có năm bậc, từ 10 đến 50 roi. Xuy có thể là hình phạt được áp dụng độc lập nhưng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo phạt tiền, biếm hoặc lưu, đồ. Xuy áp dụng cho cả người phạm tội là nam hoặc nữ nhưng thường áp dụng cho nữ giới.
Trượng (đánh bằng gậy) có 5 bậc từ 60 đến 100 trượng. Trượng có thể là hình phạt được áp dụng độc lập (ví dụ: Điều 574, 640, 649, 692...) những cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo với tội lưu, tội đồ và tội biếm (ví dụ: Điều 351, 356, 360, 378...). Trong Quốc triều hình luật, trượng chỉ áp dụng đối với nam giới phạm tội, còn nữ giới phạm tội thì được thay bằng xuy.
28
Đồ (giam cầm, bắt làm việc khổ sai) là hình phạt được áp dụng kèm theo xuy, trượng hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có 3 bậc tùy theo công việc nặng nhọc mà phạm nhân phải làm, mỗi bậc đều phân biệt công việc đối với nam, nữ.
- Bậc thứ nhất là dịch đinh và phụ đinh (nam, nữ phải làm việc nặng nhọc). Trường hợp này, nam giới phạm tội thì đánh 80 trượng, nữ phạm tội đánh 50 roi.
- Bậc thứ hai là tượng phương binh (lích quét dọn chuồng voi) và suy thất tùy (đàn bà làm đấy tớ trong nhà nấu cơm). Trường hợp này, nam giới phạm tội thì bị đánh 80 trượng, thích vào cổ hai chữ; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ và đều phải làm những công việc trên.
- Bậc thứ ba là chủng điền binh (làm lính đồn điền) và thung thất tùy (đàn bà làm đầy tớ giã gạo). Trường hợp này nam giới phạm tội bị đánh thêm 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ, đeo xiềng, đầy vào làm việc ở Diễn Châu để khai thác đồn điền; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi thích vào cổ bốn chữ làm đầy tớ giã gạo.
Lưu (đi đầy) là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích chữ hoặc đeo xiềng (tùy theo từng bậc). Lưu có 3 bậc tùy theo tội mà tăng giảm: 1) Châu gần: nam giới phạm tội bị đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm việc ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa. Nữ giới bị đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải làm việc; 2)Châu ngoài: đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở hai xứ Bố Chính (Quảng Bình ngày nay); 3)Châu xa: đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở Cao Bằng.
Tử (tội chết) là hình phạt được áp dụng độc lập (ví dụ: Điều 420, 421, 415...). Theo Quốc triều hình luật, tử hình có 3 bậc tùy theo mức nặng, nhẹ:
29 - Thắt cổ (giảo), chém (trảm) - Chém bêu đầu (trảm kiều)
- Lăng trì (xẻo thịch cho chết dần)
* Các hình phạt ngoài ngũ hình bao gồm phạt tiền, biếm tước, thích chữ,
đeo xiềng và tịch thu tài sản, cụ thể: 1)Phạt tiền được quy định vừa có thể áp
dụng độc lập (ví dụ: Điều 81, 82, 88...) vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác (ví dụ: Điều 395, 365...); 2) Biếm tước được quy định vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình;3) Tịch thu tài sản là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Trong Quốc triều hình luật, tịch thu tài sản có thể là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Việc tịch thu tài sản thường áp dụng trong trường hợp tài sản có dính líu trực tiếp đến tội phạm hoặc do phạm tội mà có;
4)Thích chữ là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Có thể thích chữ vào mặt hay vào cổ của phạm nhân; 5)Đeo xiềng là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Đeo xiềng được áp dụng kèm theo lưu, đồ.
Nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật, do chính sách hình sự rất nghiêm khắc nên đặc điểm của hình phạt áp dụng trong nhóm tội này là rất hà khắc, nhiều hình phạt mang tính dã man, tàn bạo như chém bêu đầu, thích chữ lên mặt, lăng trì, tru di... Tùy theo từng tội danh và hành vi phạm tội mà điều luật quy định các mức hình phạt khác nhau, như đối với việc lầm lỡ làm chết người thì mức hình phạt áp dụng nhẹ hơn so với việc giết người. Điều này có ưu điểm là làm cho quan xử án không thể tự ý tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt một cách tùy tiện.
Ngoài ra, qua nghiên cứu Quốc triều hình luật, tác giả nhận thấy rằng: trong 722 điều luật của Quốc triều hình luật không có điều luật nào, hay tội nào quy định hình phạt lăng trì mà chỉ có hình phạt cao nhất là tử hình được thi hành bằng hình thức chém bêu đầu. Ở các tội nghiêm trọng nhất như: tội
30
mưu mô làm phản (Điều 411), tội mưu mô theo giặc hại nước (Điều 412), tội chủ mưu giết bậc tôn trưởng hay ông bà cha mẹ (Điều 416), tội giết hại ba người trong một gia đình (Điều 420), Tội cướp của giết người (Điều 426).... thì hình phạt cao nhất áp dụng đối với các tội này là hình phạt tử hình với hình thức thi hành là chém bêu đầu. Vậy, hình phạt lăng trì có được quy định thi hành trên thực tế hay không? Theo tác giả, hình phạt tử hình dưới hình thức lăng trì trên thực tế vẫn được áp dụng thi hành và hình phạt này chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như giết vua, theo giặc bán nước, nổi loạn, cướp ngôi vua... Trong lịch sử ghi nhận một số trường hợp phạm nhân bị áp dụng hình phạt lăng trì như: năm Nhâm Thìn 1652 triều đình vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã xử một vụ án Hoàng Nhân Dũng và Nhân Liễn, Tuyên Đức với tội danh mưu nổi loạn và bị tử hình với hình phạt lăng trì:
Nhân Dũng là tên hoạn quan được yêu, làm đến chức chưởng Tư lễ giám, thiếu bảo, tước quận công, được ban họ tên là Trịnh Lãm. Quyền lộc to quá, ngày càng kiêu căng phóng túng, ngầm mưu với thủ hạ là Trần Nhân Liễn nuôi giấu người có yêu thuật là Tuyên Đức để xướng loạn. Việc bị phát giác, đưa xuống triều thần xét tội. Nhân Dũng bị chém bêu đầu, bọn Nhân Liễn, Tuyên Đức đều bị lăng trì, thị chúng [32, tr.676].
Qua dẫn chứng này, ta thấy rằng hình phạt lăng trì vẫn được triều đình nhà Lê thi hành trên thực tế, mặc dù hình phạt này được áp dụng rất ít.
* Quyết định hình phạt
Trong Quốc triều hình luật, việc quyết định hình phạt phải căn cứu vào hành vi khách quan của tội phạm, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội. Trên cơ sở các trường hợp bát nghị (tám điều được nghị xét giảm tội), tại Điều 3 quy định:
31
1. Nghị thân, là họ tôn thất từ hàng đản miếu trở lên; họ hoàng thái hậu từ hàng để ty ma; họ hoàng hậu từ tiểu công trở lên;
2. Nghị cố, là những người cố cựu;
3. Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn; 4. Nghị năng, là những người có tài năng lớn; 5. Nghị công, là những người có công huân lớn;
6. Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên tản chức hay có tước từ nhị phẩm trở lên;
7. Nghị cần, là những người cần cù chăm chỉ; 8. Nghị tân, là những con cháu các triều trước.
Đối với những người phạm tội thuộc một trong các trường hợp bát nghị mà phạm tội có thể bị tử hình, các quan nghị án chỉ được xét tội cho đúng với pháp luật và dâng lên vua quyết định. Nếu phạm tội với loại hình phạt cao nhất là lưu hình, thì được giảm một bậc, trừ trường hợp phạm tội thập ác (Điều 4).
Trong pháp luật hình sự phong kiến nói chung và nhà Lê nói riêng, pháp luật đều bảo vệ tầng lớp địa chủ phong kiến, quý tộc. Những tầng lớp này là những đẳng cấp cao nhất trong xã hội, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Ngay cả quần áo, nhà cửa, đồ dùng cũng có những quy định phân biệt với dân thường. Nô tỳ khi phạm tội thì bị chế tài hình sự nặng hơn người chủ. Cụ thể như Điều 417 quy định: “Nô tỳ mà mưu giết chủ, thì đều phải tội chém
(người làm thuê cũng vậy)...” ngược lại Điều 490 quy định: “Nô tỳ có tội, chủ
không thưa quan chức trách mà đánh chết, thì xử biếm ba tư; không có tội mà
đánh chết, thì xử tội đồ; ... ; cố ý giết thì xử tội lưu đi châu xa...”. Như vậy,
mặc dù Quốc triều hình luật được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ so với các bộ luật trước đó, nhưng nó vẫn thể hiện bản chất của pháp luật phong kiến là duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội, bằng việc bảo vệ quyền lợi của tầng lớp địa chủ, quý tộc phong kiến, đặc biệt là quyền lợi vua và hoàng tộc.
32
Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật, việc quyết định hình phạt các quan xét xử cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như: độ tuổi của người phạm tội (Điều 16), hiệu lực của bộ luật (Điều 17),...