Hình phạt

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 77)

Ở mỗi chế độ khác nhau, nội dung giai cấp, tính chất và mức độ trừng trị của hình phạt cũng được quy định rất khác nhau. Trong Quốc triều hình luật, đặc biệt là nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy định rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người [29, tr.228]. Trong khi đó, hình phạt áp dụng trong BLHS năm 1999 thể hiện sự nhân đạo, các hình phạt (ngoại trừ hình phạt tử hình) đều không nhằm xâm phạm đến sức khỏe, hạ nhục về nhân phẩm, hay hành hạ về thể xác của người phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người, cả Quốc triều hình luật lẫn BLHS hiện hành đều quy định nhiều loại hình phạt áp dụng với các tội phạm này, tùy vào mức nặng nhẹ của hành vi phạm tội mà các nhà làm luật cân nhắc áp dụng các loại hình phạt khác nhau.

Trong Quốc triều hình luật, tại Điều 486 quy định trường hợp nô tỳ đánh chủ cũ: Nếu nô tỳ mà đánh chủ cũ của mình thì hình phạt là lưu đi châu gần; nếu hậu quả người chủ cũ bị thương què thì hình phạt là lưu đi châu xa; nếu hậu quả người chủ cũ chết thì hình phạt là chém.

Trong BLHS hiện hành quy định các trường hợp giết người: nếu trường hợp giết người với cấu thành tội phạm cơ bản thì khung hình phạt áp dụng là từ

7 năm đến 15 năm tù (khoản 2 Điều 93); nếu giết người có tình tiết tăng nặng

(cấu thành tội phạm tăng nặng) từ điểm a đến q, khoản 1 Điều 93 thì khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ 12 năm đến 20, tù chung thân hoặc tử hình;

72

trường hợp người mẹ giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ làm đứa trẻ chết thì khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm, hoặc phạt tù

từ 3 tháng đến 2 năm (Điều 95); trường hợp giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh thì khung hình phạt là từ 6 tháng đến 3 năm tù...

Một điểm khác biệt dễ nhận thấy trong Quốc triều hình luật quy định, tương ứng với một hành vi phạm tội sẽ có một mức hình phạt áp dụng, mức hình phạt này là cố định, Ví dụ: đối với tội chủ mưu giết người (Điều 415) thì hành vi của kẻ mưu giết người thì hình phạt là lưu đi châu gần; hành vi giết

người mà làm người đó bị thương thì hình phạt là lưu đi châu ngoài; hành vi

giết người mà hậu quả làm người đó chết thì tùy từng trường hợp nếu bị

thương mà chết thì hình phạt giảo (thắt cổ); nếu trường hợp người đó bị giết chết thì hình phạt là chém.

Ngược lại, BLHS hiện hành quy định các khung hình phạt trong đó quy định mức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa áp dụng đối với hành vi phạm tội, ví dụ: đối với Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nè của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết bị áp dụng khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)