Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 28)

Dấu hiệu lỗi: là một trong những dấu hiệu của tội phạm được luật

hình sự hiện đại thừa nhận và quy định tương đối cụ thể.Trong Quốc triều hình luật, vấn đề lỗi cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, vấn đề lỗi được đặt ra và giải quyết trong Quốc triều hình luật không giống với luật hình sự hiện đại. “Quốc triều hình luật không đặt ra vấn đề phân biệt giữa trường hợp có lỗi và chịu trách nhiệm hình sự với trường hợp không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm hình sự” [27, tr216]. Qua các quy định trong Quốc triều hình luật có thể thấy rằng nhà làm luật dưới triều Hậu Lê chỉ đặt ra vấn đề phân biệt

23

giữa trường hợp cố ý và trường hợp lầm lỡ (vô ý) để xác định mức độ trách nhiệm hình sự trong áp dụng cũng như trong việc quy định hình phạt khác nhau ở một số tội phạm cụ thể. Trên cơ sở mức độ lỗi, Quốc triều hình luật quy định đường lối xử lý người thực hiện hành vi phạm tội với hình thức lỗi cố ý nghiêm khắc hơn người vô ý phạm tội. Cụ thể: Điều 47 quy định:

“Những người phạm tội, tuy tên gọi giống nhau nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa của việc xét xử hình án: “tha người lầm lỡ không

kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ”. Quy định tại Điều 47 được

coi là nguyên tắc chung quy định trong phần chung của Quốc triều hình luật về đường lối của nhà nước trong việc xử lý tội phạm dựa trên tiêu chí lỗi. Cụ thể, Điều 499 quy định về đường lối xử lý trường hợp lầm lỡ làm người khác bị thương hay chết:

Những việc lầm lỡ làm người bị thương hay chết, đều xét theo tình trạng sự việc mà giảm tội (nghĩa là việc xảy ra ngoài sức người, tai mắt không kịp nhận thấy, không kịp nghĩ tới, hay vì vật nặng, sức người không chống nổi, hoặc trèo lên trên cao, tới chỗ nguy hiểm, săn bắt cầm thú, để đến nỗi thành ra sát thương người, đều là việc lầm lỡ).

Điều 497 quy định:

Trong khi đánh nhau lỡ đánh lầm phải người xung quanh bị thương hay đến chết, thì xử nhẹ hơn tội đánh chết người một bậc. Nếu người kia vô cớ ngã mà bị thương hay chết, thì xử theo tội đùa bỡn mà làm bị thương hay chết người. Nếu lỡ đánh bị thương hay làm chết người đánh giúp mình, thì được giảm tội hai bậc[33]. Tội phạm trên được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, cho nên hình phạt áp dụng nhẹ hơn so với lỗi cố ý. Tại Điều 416 quy định tội chủ mưu giết các bậc tôn trưởng hay ông bà cha mẹ: “Những kẻ mưu giết những bậc tôn

24

trưởng vào hạng cơ thân, ông bà ngoại, chồng và ông bà, cha mẹ chồng, đều

phải tội chém...”. Quy định này được áp dụng đối với các trường hợp giết

người mà nạn nhân là những bậc tôn trưởng, ông bà cha mẹ, còn các trường hợp giết người khác thì tùy từng trường hợp mà áp dụng các quy định về tội giết người thông thường (Điều 415) hoặc các tội phạm khác như: Tội nô tỳ mưu giết chủ (Điều 417), tội mưu giết sứ giả của vua (Điều 418), tội giết hại 3 người trong một gia đình (Điều 420)...

Một đặc điểm trong cách quy định của Quốc triều hình luật là trong một số điều luật quy định hình thức lỗi hỗn hợp, bao gồm cả lỗi cố ý trực tiếp lẫn lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể: Điều 467 quy định:

Đánh nhau mà chết người thì phải tội giảo, lấy gươm giáo cố ý giết người thì phải tội chém. Dù vì đánh nhau mà dùng gươm giáo đánh chết người, thì cũng phải tội cố sát. Không vì đánh nhau mà cố ý đánh người bị thương, thì xử nặng hơn tội đánh nhau bị thương một bậc; đánh nhau đã xong rồi mỗi bên đi mỗi ngả mà trở lại đánh chết, hay làm bị thương người ta thì xử tội cố sát [33, tr.206].

Theo điều luật trên, đánh nhau mà làm chết người thì hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả làm chết người được thực hiện dưới lỗi cố ý gián tiếp, còn đánh nhau mà lấy gươm giáo để giết người người thì hậu quả chết người ở đây được thực hiện dưới lỗi cố ý trực tiếp.

Ở một số điều luật khác, lỗi của chủ thể được khẳng định trực tiếp là lỗi cố ý hoặc chỉ được khẳng định gián tiếp qua mô tả trạng thái tâm lý của chủ thể như mô tả bằng các cụm từ “cố ý”, “tự tiện”, “tự ý”, “biết...mà”[27, tr.19]. Ví dụ: Điều 467 quy định: “... lấy gươm giáo cố ý giết người thì phải tội chém...”; Điều 425 quy định: Bắt được kẻ giết người mà lại tự tiện giết đi, thì xử nhẹ hơn tộigiết người 2 bậc...”;Điều 157 quy định: “Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội không phát giác, xử biếm hai tư”; Điều 207 quy định: “Những quan coi sóc người làm việc trong cung mà

25

tự ý tha quân dân để lấy tiền hay đồ vật hoặc đem quân dân làm việc riêng cho mình, nếu tha hay dùng riêng một người phải biếm một tư...”.

Trường hợp phạm tội do vô ý được nhà làm luật của Quốc triều hình luật quy định rất rõ trong điều luật. Ví dụ: Điều 475 quy định:“Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh thì xử đi châu xa; đánh bị thương thì xử giảo; vì lầm lỡ mà làm chết thì xử tội lưu đi châu

ngoài”(trường hợp lầm lỡ làm chết người theo luật hình sự hiện đại có nghĩa

là vô ý với hậu quả làm chết người); Điều 115 quy định: “Những người quan ty giám đương và người coi sở ngự thiện nếu vô ý đem các thứ thuốc đến sở ngự thiện: thuốc lành thì xử tội đồ, lưu, thuốc độc thì xử tội chém...”.

Đặc biệt, Quốc triều hình luật còn quy định một số trường hợp người gây thiệt hại nhưng chủ thể không phải chịu tội do không có lỗi. Đó là các trường hợp tương tự như phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự hiện đại. Cụ thể: Điều 646 quy định: “Đi bắt tội nhân mà tội nhân chống cự bị người đi bắt đánh chết, hay vì tội nhân bỏ chạy, đuổi mà đánh chết, hay là tội nhân

cùng quẫn quá mà tự sát thì người đi bắt đều được miễn tội...”; Điều 485 quy

định: “Ông bà, cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què

gãy, bị thương thì không phải tội...”; Điều 450 quy định: “Những kẻ ban đêm

vô cớ vào nhà người ta thì xử tội đồ; chủ nhân đánh chết ngay lúc ấy thì không phải tội...”.

Ngoài ra, nhà làm luật nhà Lê đã có sự phân định một cách cơ bản giữa tội giết người với tội cố ý gây thương thích, mặc dù chưa được rành mạnh, rõ ràng, nhưng đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa trường hợp cố ý gây thương tích mà hậu quả làm chết người với tội giết người. Điều này được thể hiện ở chỗ, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích mà làm chết người có mức hình phạt áp dụng nhẹ hơn so với tội giết người. Ví dụ:

26

người thì phải tội chém” hình phạt giảo (thắt cổ) được coi là hình phạt nhẹ

hơn một bậc so với hình phạt chém.

Dấu hiệu động cơ, mục đích: trong Quốc triều hình luật thì dấu hiệu

động cơ, mục đích phạm tội không được mô tả trong hầu hết các điều luật, tuy nhiên một số ít điều luật vẫn mô tả dấu hiệu này và nó cùng là cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Điều 423 quy định:

Những kẻ vì sự thù ghét mà dùng thuật tà ma hay làm bùa chú để định giết người đều xử theo tội mưu sát mà giảm nhẹ hai bậc (nếu người bị hại là tôn trưởng hàng cơ thân, ông bà ngoại, chồng và ông bà, cha mẹ chồng, thì không được giảm). Nếu đối với ông bà, cha mẹ chồng hay chủ, chỉ vì muốn được lòng yêu thương, mà bỏ bùa thuốc, thì phải tội đồ làm tượng phường binh. Nếu quan hệ đến nhà vua, thì xử tội giảo. [33, tr.192].

Theo điều luật trên, động cơ phạm tội được xác định là “vì sự thù ghét” và “muốn được long yêu thương” mà dùng tà thuật bùa chú để hại người khác. Nếu người “vì sự thù ghét” mà dùng thuật tà ma hay làm bùa chú để hại người thì phải tội mưu sát, còn nếu thực hiện “vì muốn được lòng yêu thương” thì phải chịu hình phạt làm tượng phường binh.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 28)