Những bất cập trong các quy định của BLHS hiện hành

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 85)

Tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng không thể phủ nhật một thực tế là các quy định thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành vẫn còn những hạn chế, vướng mắc. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy những hạn chế, vướng mắc liên quan đến nhóm các tội này tập trung ở những vấn đề sau:

80

Thứ nhất, hiện nay, BLHS hiện hành nói chung và nhóm các tội xâm

phạm tính mạng của con người nói riêng đang tồn tại những quy định mang tính chất của luật khung chứ không phải luật chi tiết. Luật khung tạo cơ hội cho sáng kiến cá nhân phát triển và có khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong thực tiễn, nhưng đó cũng chính là nguyên nhân dân đến sự lạm quyền. Còn luật chi tiết thì hạn chế sự làm quyền, nhưng lại ít có khả năng thích ứng với thực tiễn thay đổi. Nhiều điều khoản chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất nguyên tắc hoặc chung nhất, chưa đạt đến sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết, do vậy chưa thể áp dụng ngay vào thực tiễn, và để luật được thực hiện thì cần phải có các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Nội dung của đạo luật chưa đầy đủ để có cơ sở quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, do vậy, không ít trường hợp văn bản quy định chi tiết chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa các điều luật đã có mà còn phải thêm những quy định mới [30, tr.28]. Ví dụ: tại Điều 94 BLHS 1999 quy định Tội giết con mới

đẻ: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong

hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm

hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Với cách quy định như vậy, để có thể

áp dụng tội giết con mới đẻ cần phải tham khảo điểm b, mục 1, chương 2,Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, về các vấn đề như: chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là người mẹ đã sinh đứa trẻ. Người mẹ này chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa...) hoặc bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng...); nạn nhân của tội này là đứa con mới đẻ được sinh ra trong bảy ngày trở lại [12].

81

Như vậy, có thể thấy rằng luật càng chi tiết thì người dân càng dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ vận dụng và thực hiện theo luật. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ về việc quy định chi tiết tối đa các vấn đề ngay trong chính văn bản luật.

Thứ hai, trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người của

BLHS hiện hành có nhiều quy định khoảng cách quá rộng giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong mỗi khung hình phạt. Ví dụ: khoản 1 Điều 93 của BLHS 1999 quy định khung hình phạt áp dụng đối với cấu thành tăng nặng của Tội giết người là: từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khoản 2 Điều 93 BLHS 1999 có khung từ 7 năm đến 15 năm tù; khoản 2 Điều 98 (Tội vô ý làm chết người) có khung từ 2 năm đến 10 năm tù; khoản 2 Điều 100 (Tội bức tử) có khung tù 5 năm đến 12 năm tù. Việc quy định khoảng cách giữa mức hình phạt tối thiểu và tối đa rộng như vậy sẽ gây không ít khó khăn cho việc quyết định hình phạt chính xác đối với người phạm tội, tạo ra những cơ sở về mặt luật định cho sự tùy tiện, không thống nhất cho việc áp dụng hình phạt.

Thứ ba, trong BLHS hiện hành, không có điều khoản nào nói về việc

giảm TNHS đối với người vô ý phạm tội mặc dù có nhiều điều luật cụ thể quy định việc áp dụng pháp luật nhẹ hơn so với lỗi cố ý nhưng rõ ràng trong kỹ thuật lập pháp, chúng ta không đưa vấn đề này thành nguyên tắc là một sai sót, bởi lẽ chế định lỗi được coi là chế định quan trọng bậc nhất, nó là cơ sở cho việc phân hóa TNHS. Trong khoa học luật hình sự, nguyên tắc lỗi được coi là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng. Một người thực hiện một hành vi mặc dù nguy hiểm cho xã hội bao nhiêu chăng nữa? nhưng họ không bị có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, phạm tội có tính chất côn đồ là tình tiết định khung ở hai tội

giết người (điểm n, khoản 1, Điều 93 BLHS) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Điều 104 BLHS). Hiện nay, tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể, gây

82

khó cho việc áp dụng. Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, luật vẫn chưa rõ ràng cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn nữa. Hiện luật mới quy định chung chung, chưa xác định rõ thế nào là hành vi côn đồ, phạm tội có tính chất côn đồ... để các cơ quan tố tụng căn cứ vào đó để áp dụng. Do vậy, trên thực tế không ít trường hợp các cấp tòa, giữa tòa và viện kiểm sát có quan điểm trái ngược nhau trong việc xử lý khiến nhiều vụ án bị hủy, bị sửa.

Một số thẩm phán, kiểm sát viên cho rằng Cơ quan tiến hành tố tụng thường hiểu phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp phạm tội vì những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc vô cớ, thể hiện tính coi thường pháp luật, xem thường tính mạng, sức khỏe của người khác. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng bị cáo có nhân thân xấu, có nhiều tiền án, tiền sự, khi phạm tội thể hiện tính hung hăng, càn quấy thì phải coi là có tính chất côn đồ.

Trong khi đó, theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế thì:

Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự để phạm tội...[19, tr.24].

Thực tế, lâu nay có không ít cơ quan tố tụng thường lấy quan điểm trên của tác giả Đinh Văn Quế để áp dụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây cũng chỉ là tài liệu mang tính chất tham khảo. Vậy, tình tiết “phạm

tội có tính chất côn đồ” vẫn đã và đang được tranh cãi. Và việc áp dụng tình

tiết này trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những quan điểm khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp này.

83

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)