0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các quy định khác liên quan đến chính sách hình sự

Một phần của tài liệu [ BẢN FULL ] CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 38 -38 )

* Chính sách hình sự

Các tội xâm phạm tính mạng của con người quy định trong Quốc triều hình luật, mà đặc biệt là tội giết người được quy định hình phạt rất nghiêm khắc. Điều này thể hiện chính sách hình sự “mạnh tay” của chính quyền phong kiến nhà Lê sơ trong việc trấn áp loại tội phạm này. Một số trường hợp giết người được xếp vào thập ác tội (mười tội ác), đó là: tội ác nghịch - mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng; tội bất đạo – giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê; bất mục – giết những người trong họ từ hàng phải để tang 3 tháng trở lên; bất nghĩa – giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm, giết thầy học.

Ngoài ra, những người phạm tội giết người thuộc các trường hợp trong các tội thập ác hoặc các tội phạm giết người khác thì không được hưởng tình tiết chiếu cố bát nghị và không được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Điều 11 trường hợp phạm tội ác nghịch không được ân xá quy định: “Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không

được ân xá”. Hay tại Điều 18 quy định trường hợp tự thú: “Phàm phạm tội

chưa bị phát giác mà tự thú trước, thì được tha tội. Phạm tội thập ác và giết người thì không theo luật này...”.

Cùng với việc quy định về tội thập ác, “Quốc triều hình luật đã gián tiếp phân biệt các tội thập ác với các tội phạm khác để qua đó thể hiện rõ chính sách hình sự nghiêm trị đối với người phạm tội thập ác” [25, tr.14].

33

Chính sách hình sự trong Quốc triều hình luật thể hiện “tư tưởng nghiêm trị nhưng độ lượng” [31, tr.297]. Sự độ lượng được thể hiện qua chính sách khoan hồng đặc biệt đối với những người phạm tội là người già, người tàn tật và trẻ em; ở việc quy định cho chuộc tội bằng tiền đối với các loại đối tượng trên nếu phạm tội với hình phạt từ lưu trở xuống. Tại Điều 16, tuy không quy định một cách rõ ràng chính sách khoan hồng chung cho người già, trẻ em hay người tàn tật nhưng lại quy định các mức độ khoan hồng khác nhau dựa trên độ tuổi. Trên cơ sở độ tuổi của người phạm tội, Quốc triều hình luật đã phân hóa đường lối xử lý đối với những chủ thể đặc biệt trên như sau:

+ Những người từ 70 tuổi đến 80 tuổi và từ 7 tuổi đến 15 tuổi cùng những người phế tật nếu chỉ phạm tội từ tội lưu trở xuống thì được chuộc tội bằng tiền, tuy nhiên nếu phạm tội thập ác thì không được chuộc tội.

+ Những phạm nhân từ 80 tuổi đến 90 tuổi và từ 7 tuổi đến 10 tuổi cũng những người ác tật không phải chịu tội trong những trường hợp sau: nếu phạm tội phản nghịch và giết người đáng phải tội chết thì tâu vua xét định, nếu phạm tội ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc tội.

+ Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, nếu có phạm tội với mức hình phạt tử hình thì cũng không hành hình. Nếu có kẻ nào xúi giục thì kẻ xúi giục phải chịu trách nhiệm.

* Chế định đồng phạm

Khác với luật hình sự hiện hành, Quốc triều hình không nêu khái niệm về đồng phạm và các loại người đồng phạm. Nhưng qua một số quy định có thể thấy nó đã có sự phân loại trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và có sự phân biệt giữa người chính phạm và người a tòng. Vấn đề đồng phạm được Quốc triều hình luật đề cập tại các Điều 35, 36, 116, 411, 412, 469, 539...

34

Nghiên cứu Quốc triều hình luật cho thấy, tính đồng phạm mới chỉ được thể hiện dưới dạng nguyên tắc trừng trị tội phạm, cụ thể tại Điều 35 Quốc triều hình luật quy định: “Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người trong

một nhà cùng phạm tội, chỉ bắt tội người tôn trưởng”. Theo điều luật này, thì

người thực hiện tội phạm được phân thành hai loại là: người vừa là người thực hiện đồng thời cũng là người chủ mưu hay còn gọi là người khởi xướng

và người chỉ giữ vai trò thực hiện tội phạm được gọi là người a tòng. Trên cơ sở phân chia như vậy, Quốc triều hình luật quy định người khởi xướng phải chịu hình phạt nặng hơn người a tòng một bậc và đây cũng là nguyên tắc chung cho tất các tội phạm.

Ngoài ra, việc xác định vai trò của những người đồng phạm cũng được đề cập đến tại Điều 36:

Nhiều người cùng phạm một tội mà có người trốn tránh, hiện còn người bắt được xưng ra người đang trốn đứng đầu, mà không đủ người làm chứng, thì định tội người bị bắt là a tòng. Khi bắt được người trốn, xưng ra người bị bắt trước là đứng đầu, tra hỏi đúng thực, thì định tội người bị bắt trước là đứng đầu [33, tr.54]. Quốc triều hình luật quy định rất nhiều thuật ngữ liên quan đến những người đồng phạm, bao gồm: người khởi xướng, kẻ đứng đầu, kẻ chủ mưu, người a tòng, tòng phạm, kẻ đồng mưu, kẻ xúi giục. Ngoài ra, những người biết được việc sự việc liên quan đến tội phạm cũng được coi là người đồng phạm, như quy định tại Điều 412 Bộ luật này: “Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì xử chém, nếu đã hành động thì xử tội bêu đầu, kẻ biết việc ấy thì

cũng đồng tội”. Đối với những người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức

theo cách chia của luật hình sự hiện đại chưa được đề cập đầy đủ trong Quốc triều hình luật.

35

Một trong những đặc điểm của pháp luật hình sự thời Lê là đã ghi nhận trường hợp xúi giục thực hiện tội phạm nhưng không có đồng phạm. Đó chính là các trường hợp kích động, thúc đẩy người khác phạm tội rồi đi trình báo, tố giác nhằm thỏa mãn động cơ cá nhân nào đó. Giữa người xúi giục và người bị xúi giục không hình thành quan hệ đồng phạm vì không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của đồng phạm là cùng cố ý; cụ thể người xúi giục không mong muốn hậu quả xảy ra. Trường hợp này, Quốc triều hình luật đã đề cập đến tại Điều 539:

Những kẻ xúi giục cho người ta không biết mà phạm pháp, hay là người biết phép, mà cứ xúi giục họ làm trái phép, rồi bắt hay tố cáo, hay để người khác bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng, hay vì hiềm khích mà xúi giục để cho người ta phạm tội, thì cũng bị xử tội như người phạm pháp [33, tr.233].

Nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật, có nhiều quy định về đồng phạm. Ví dụ: Điều 415 quy định:

Những kẻ mưu giết người, thì xử tội lưu đi châu gần;... ; tòng phạm đều bị

xử nhẹ hơn tội trên một bậc;...”;Điều 418 quy định: “Kẻ mưu giết sử giả của

vua, mưu giết trưởng quan sở tại của mình, mưu giết quan ty đang tại chức, cùng là những kẻ bộ khúc (quân thủ hạ, quân bản bộ) mưu giết người cai

quản,...; tòng phạm thì bị tội nhẹ hơn một bậc...”;Điều 426 quy định:

“...cướp của lại giết người, thì xử chém bêu đầu; tòng phạm xử chém...”.

Một khái niệm mới được đưa ra là “a tòng”, “tòng phạm”, người này có vai trò giúp cho người chính phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở sự phân hóa trách nhiệm hình sự, người a tòng hay tòng phạm chịu trách nhiệm hình sự nhẹ hơn so với người chính phạm.

* Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Cũng giống như vấn đề đồng phạm, trong Quốc triều hình luật không đưa ra định nghĩa pháp lý về các khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm. Các giai

36

đoạn thực hiện tội phạm bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật không có quy định riêng về các giai đoạn thực hiện tội phạm, mà nó được thể hiện trong các điều luật cụ thể, như: Điều 411, 412, 413, 415, 416, 417, 418, 419.... Điều 415 quy định:

Những kẻ mưu giết người, thì xử tội lưu đi châu gần; đã làm người ta bị thương, thì xử tội lưu đi châu ngoài; nếu vì bị thương mà chết, thì xử tội giảo; đã chết xử tội chém; tòng phạm đều bị xử nhẹ hơn tội trên một bậc; phải trả tiền đền mạng và tiền thương tổn như luật.

Điều luật quy định hành vi “mưu giết người”, theo tác giả từ “mưu giết

người” ở đây đồng nghĩa với giai đoạn chuẩn bị phạm. Bởi vì, theo từ điển Hán-

Việt thì từ “mưu” có 3 nghĩa, đó là: nghĩa thứ nhất là cho, dùng; nghĩa thứ hai là

cướp, lấy; nghĩa thứ ba là toan tính trước rồi mới làm. Theo đó, “mưu” ở đây là

sự chuẩn bị các điều kiện để phạm tội hoặc có những lời nói. Nó cũng tương đối tương đồng với quan niệm chuẩn bị phạm tội của luật hình sự hiện đại. Như vậy, các quy định về vấn đề chuẩn bị phạm tội trong Quốc triều hình luật rất khoa học, bảo đảm tính công bằng.

Ngoài ra, trách nhiệm hình sự đối của người phạm tội trong giai đoạn phạm tội chưa đạt được quy định hình phạt nhẹ hơn so với giai đoạn phạm tội đã hoàn thành, và điều này được thể hiện trong các điều luật cụ thể, tại Điều 416

quy định:“...mưu giết các bậc tôn trưởng vào hạng ty ma (chỉ những người có họ

phải để tang 3 tháng) trở lên....; đã làm cho bị thương thì phải xử tội giảo; đã giết chết thì xử tội chém...” hoặc Điều 418 quy định: “Kẻ mưu giết sứ giả của vua,... đều xử tội lưu đi châu ngoài; đã làm bị thương, thì xử lưu đi châu xa; nhân bị thương mà chết hay đã giết, thì phải tội chém;...”.

* Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS

Giống như Luật hình sự hiện đại, trong Quốc triều hình luật có nhiều quy định tăng nặng TNHS, giảm nhẹ TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Quy định thập ác tội là những trường hợp tăng nặng TNHS, bao gồm:

37

1. Mưu phản, là mưu mô làm nguy đến xã tắc;

2. Mưu đại nghịch, là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua;

3. Mưu chống đối, là mưu phản nước theo giặc;

4. Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng;

5. Bất đạo, là giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê;

6. Đại bất kính, là ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng, làm giả ấn tín của vua; chế thuộc ngự không đúng phương cách, thuốc bao gói để lầm; nếu ngự thiện phạm vào những món ăn cấm; không giữ gìn thuyền ngự cho được chắc chắn; chỉ trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng lễ bầy tôi;

7. Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, không cử ai, nói dối là ông bà cha mẹ chết;

8. Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang 3 tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng, cùng những họ hàng từ tiểu công trở lên;

9. Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm; giết thày học; nghe thấy tin chồng chết không cử ai lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là cải giá;

10. Nội loạn, là gian dâm với người trong họ từ hàng tiểu công trở lên, cùng nàng hầu của ông cha.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật, đối với hành vi giết những người thân thích, ruột thịt hoặc giết những người có chức vụ, quyền hạn thì nguy hiểm hơn giết người không có các đặc điểm này. Ví

dụ: Điều 416 quy định: “Những kẻ mưu giết những bậc tôn trưởng vào hạng cơ

38

cha mẹ chồng, đều phải tội chém”; Điều 418 quy định: “Kẻ mưu giết sứ giả của vua, mưu giết trưởng quan sở thuộc của mình, mưu giết quan ty đang tại chức... đều xử tội lưu đi châu ngoài; đã làm bị thương thì xử lưu đi châu xa; nhân bị thương mà chết hay đã giết thì phải tội chém”.

Giết nhiều người thì nguy hiểm hơn giết một người. Ví dụ: Điều 420 quy

định: “Kẻ giết tới ba người trong một gia đình thì xử tội chém bêu đầu”.

Giết người mà trước đó phạm tội nghiêm trọng khác thì nguy hiểm hơn trường hợp giết người không có các tình tiết này. Ví dụ: Điều 426 quy định:

“cướp của lại giết người thì xử chém bêu đầu”.

Giết kẻ phạm tội giết người; giết kẻ giết ông bà, cha mẹ, chồng, anh em, con cháu; giết người là tử tội; giết người theo yêu cầu của tử tội hoặc người tử tội thuê... thì ít nguy hiểm hơn những trường hợp giết người không có những tình tiết

này. Ví dụ: Điều 425 quy định: “Bắt được kẻ giết người mà tự tiện tiết giết đi thì

xử nhẹ hơn tội giết người hai bậc... Nếu ông bà, cha mẹ, chồng, anh em, con cháu bị người ta giết mà lại giết người ấy thì phải biếm ba tư...”;hoặcĐiều 662 quy

định: “Tù nhân phải tử tội, đã thành án mà họ hàng thân thích theo lời tù nhân

khuyên thuê người giết y đi hay chính những người ấy giết để tránh phải tử hình thì kẻ thuê và kẻ hạ thủ đều phải khép vào tử tội mà giảm hai bậc”.

Cũng giống như Luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật cũng coi trường hợp tự tú, thành khẩn khai báo là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 18 quy định:

Phàm phạm tội chưa bị phát hiện mà tự thú trước, thì được tha tội. Phạm tội thập ác và giết người thì không theo luật này. Phạm tội nhẹ đã bị phát giác mà lại thú cả tội nặng nữa, nhân hỏi về tội đương xét mà thu thêm các tội khác nữa, thì được tha cả mọi tội. Phạm tội thập các và giết người thì không theo luật này. Còn nhờ người thú thay, thì không được tha tội. Tự thú mà không thú thật hay thú không hết, thì chỉ cho giảm tội một bậc. Về tang vật mà không thú hết, thì theo chỗ thú không hết mà xử tội. Biết người sắp tố giác mình, mà

39

mình mới tự thú thì cũng cho giảm một bậc. Phạm tội cùng đi trốn, mà biết bắt nhau đem nộp quan thì cũng được tha tội [33, tr.48].

Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật có nhiều quy định giảm nhẹ cho người phạm tội trong những trường hợp phạm tội với lỗi vô ý hoặc phạm tội ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên, từ 15 tuổi trở xuống hoặc người phạm tội bị tàn phế mà mức hình phạt từ lưu hình trở xuống, thì cho chuộc bằng tiền (Điều 14, 16). Những trường hợp phạm tội ở độ tuổi từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và đáng bị tử hình cũng phải tâu lên vua xét định, còn người từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dẫu có bị kết án tử hình cũng không được hành hình (Điều 16). Có thể nói, đây là những quy định mang tính nhân đạo cao của pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê.

* Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Trong Quốc triều hình luật, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được ghi nhận trong pháp luật. Nó được các nhà làm luật nhà Lê quy định rất chi tiết tỉ mỉ. Đặc biệt, các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật có nhiều quy định về bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình của

nạn nhân. Điều 415 quy định: “Những kẻ mưu giết người,....; phải trả tiền đền

Một phần của tài liệu [ BẢN FULL ] CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 38 -38 )

×