Kế thừa kinh nghiệm của cha ông trong các quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật, trên cơ sở thực tiễn xét xử và những vướng mắc, bất cập của quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS Việt Nam hiện hành, trước thực trạng, diễn biến phức tạp và trước những đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn của cuộc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nguy hiểm này, việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lí vững chắc cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao lại càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn. Xuất phát từ nhận thức trên, luận văn xin đưa ra phương hướng hoàn thiện quy định nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, đó là cơ sở pháp lí của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm:
Thứ nhất,để xác định một hành vi có cấu thành tội phạm giết người
hay không, trước hết chúng ta phải dựa vào định nghĩa của tội giết người. Bởi vì, định nghĩa tội phạm giết người là cơ sở cho phép ta phân biệt trường hợp phạm tội này với những trường hợp không phạm tội hoặc phạm tội khác. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào Điều 93 BLHS năm 1999 dấu hiệu đặc trưng của tội phạm giết người như sau:
Điều
khoản Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự nên sửa đổi, bổ sung
Khoản 1 Điều 93
Người nào giết ngườithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm, đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
Giết người là cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật. Giết
ngườithuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm,
84
đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
Điểm a khoản 1 Điều 93
Giết nhiều người Giết từ hai người trở lên
Thứ hai, cần quy định chi tiết tình tiết định khung giết người đang thi
hành công vụ theo hướng: làm chết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi họ đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Cũng coi là giết người đang thi hành công vụ trong trường hợp nạn nhân là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác...) theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội hoặc nạn nhân tuy không phải là những công dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, nhưng đã tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ ba, mặc dù tình tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất
côn đồ đã được TANDTC hướng dẫn áp dụng, nhưng do hướng dẫn chưa cụ thể nên thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi cho rằng, chỉ nên áp dụng tình tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất côn đồ khi thỏa mãn hai điều kiện: 1/ Về chủ quan, người phạm tội là người có thái độ hống hách, hung hãn trong cuộc sống; 2/ Về khách quan, họ giết nạn nhân chỉ vì lý do nhỏ nhặt. Chỉ khi nào thỏa mãn hai điều kiện chủ quan và khách quan nói trên thì mới truy tố, xét xử người phạm tội với tình tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất côn đồ.
Thứ tư, những hướng dẫn của TANDTC về nhóm các tội xâm phạm
85
tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng đường lối xử lý trong những văn bản này. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tập hợp hóa, pháp điển hóa, đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định mới thành những văn bản quy phạm pháp luật, để ban hành giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cùng mọi cá nhân, tổ chức hiểu đúng đường lối xử lý của Nhà nước về nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người.
86
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ Luật học: “Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ
luật hình sự Việt Nam hiện hành”, tác giả xin được đưa ra một số kết luận
sau đây:
1- Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều đại nhà Lê sơ, nó là một trong những bộ luật còn được lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay của các nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nó là thành tự to lớn, có những nét riêng biệt, thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Đặc biệt, Quốc triều hình luật là bộ luật khẳng định được giá trị và vị thế của nó trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc và trên thế giới bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại bấy giờ, và mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc của người Việt. Những giá trị trong Bộ luật này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội.
2- Nghiên cứu Quốc triều hình luật dưới góc độ so sánh với BLHS hiện hành, chúng ta thấy rằng nhiều vấn đề pháp lý của Luật hình sự đã được đề cập ở mức độ sâu, rộng khác nhau trong Quốc triều hình luật, những vấn đề này như: Vấn đề lỗi; chế định đồng phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; hình phạt; vấn đề quyết định hình phạt; vấn đề tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.... Điều này cho thấy, mặc dù Quốc triều hình luật ra đời cách đây hơn 500 năm, song những giá trị của nó về kỹ thuật lập pháp thì lại như là những vấn đề “nóng hổi”
mang tính thời sự đang trực tiếp liên quan đến những vướng mắc của hiện tại, đáng để chúng ta nghiên cứu, tiếp thu và lĩnh hội để hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, đặc biệt là nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người.
87
3- Nghiên cứu BLHS hiện hành, đặc biệt là các tội xâm phạm tính mạng của con người, trong luận văn, tác giả đã đi sâu phân tích các khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng của con người và đưa ra khái niệm khoa học về các loại tội phạm này. Bênh cạnh đó, luận văn còn làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng của con người; phân biệt giữa các tội phạm thuộc nhóm tội phạm này với nhau dựa trên những dấu hiệu pháp lý được quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành.
4- Từ việc phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn những nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cần đượchoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người. Theo đó, luận văn kiến nghị sửa đổi, bổ sung thêm khái niệm của tội giết người. Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất việc hướng dẫn chi tiết tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS năm 1999); tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất côn đồ tại điểm n, khoản 1, Điều 93 BLHS.
5- Cuối cùng, luận văn không tránh khỏi tính phiến diện, thiếu sót, nó được triển khai trong khía cạnh hẹp so với nội dung to lớn của các nội dung và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang phát động, cũng như không thể đi sâu hết những ý tưởng sâu xa mà ông cha ta đã ra sức xây dựng và được kết tinh trong Quốc triều hình luật. Do đó, tác giả rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 19-1959. 2. Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 29-1959. 3. Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945. 4. Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa số 12-1955.
5. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình
sự, tập III, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
6. Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – phần các tội phạm,
Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội .
7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
8. Lê Cảm và Cao Thị Oanh (2006), “Phân hóa trách nhiệm hình sự - một số vấn đề lý luận cơ bản”, Luật học, (2).
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
10. Bùi Xuân Đính (1998), Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua
quy mô cấp xã thời phong kiến, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải
(chủ biên), Nghiên cứu Việt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế - xã hội - văn hoá, Hà Nội, Nxb Thế Giới, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Những nội dung cơ bản của luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự”, Luật học, (5).
12. Hội đồng thẩm phán TANDTC (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn dẫn áp dụng
một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS, Hà Nội.
13. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
89
14. Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên
phạm tội đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
15. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,.
16. Trần Văn Luyện (2010)(chủ biên), Bình luận khoa học BLHS 1999
(phần các tội phạm), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
17. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần các tội
phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
18. Vũ Thị Phụng (2008), Những bộ luật cổ Việt Nam và một số giá trị đương
đại, tham luận tại hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III – Đại học
Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội. 19. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học bộ luật hình sự 1999 phần các
tội phạm, tập I, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1985, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
22. Nguyễn Quang Quýnh (1973), Hình luật tổng quát, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn.
23. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập1 (1945-1974), Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Thuận (chủ biên) (2007), Luật hình sự quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
25. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb Ủy ban Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam,tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
90
27. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và
giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Lê Thị Sơn (2010), “Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình sự hiện đại”, Nhà nước và pháp luật, (8).
30. Đinh Dũng Sỹ (2006), “Vấn đề luật khung ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Nghiên cứu lập pháp, (4).
31. Viện khoa học pháp lý (2008), Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử
và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.
32. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
91
PHỤ LỤC 1. Bảng giải thích thuật ngữ
Biếm chức Giáng chức quan, biếm chức được chia làm nhiều bậc có thể là 1 tư, 2 tư, 3 tư, 4 tư, 5 tư
Chủng đền binh Binh lính phục dịch làm ruộng
Cơ thân Họ hàng thân thích phải để tang 1 năm
Đồ Đồ hình, hình phạt giam cầm bắt làm việc khổ sai, có 3 bậc:
- Từ thuộc đinh đến khao đinh; thứ phụ đến tang thất phụ là một bậc
- Từ tượng phường binh đến xuy thất tùy là một bậc - từ Chủng điền binh đến thung thất tỳ là một bậc Giảo Hình phạt tử hình dưới hình thức thắt cổ
Khao đinh Kẻ bị đồ đi phục dịch trong quân đội. : “Khao” nghĩa là thưởng, ý nói thưởng cho quân đội dùng để sai khiến Lăng trì Đây là hình phạt tàn khốc nhất thời phong kiến, phạm
nhân trọng tội bị mang ra pháp trường, trước tiên cắt tay chân, rồi xẻo thịt dần cho đến chết
Lưu Lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa, có 3 bậc:
- Châu gần (đi đày ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa (Thanh hóa)
- Châu ngoài (đày đi làm việc ở những xử Bố chính (Quảng Bình)
92
- Châu xa (đày đi các xử Cao Bằng)
Tang thất phụ Đàn bà bị đày vào phục dịch nhà nuôi tằm
Thứ phụ Phụ nữ phục dịch mọi công việc ở làng, “thứ” nghĩa là hạng dưới
Thung thất tỳ Nô tỳ phục dịch nhà xay lúa, giã gạo Thuộc đinh Kẻ bị đi đày làm những việc phục dịch
Trượng Đánh trượng, có năm bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tùy theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu
Tử Tội chết, có 3 bậc:
- Giảo, chém - Chém bêu đầu - Lăng trì
Tượng phường binh Binh lính phục dịch ở chuồng voi
Xuy Phạt roi (có năm bậc, từ 10 đến 50 roi gồm: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi, tùy theo tội mà thêm bớt. Xử tội này phải kèm theo phạt tiền, biếm chức, hoặc chỉ xử riêng tội này. Đàn ông, đàn bà đều phải chịu. Về tội đồ, lưu chỉ đàn bà phải chịu)
Xuy thất tỳ Nô tỳ phục dịch ở nhà bếp
93
2.Bảng so sánh các điều luật thuộc các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung
năm 2009
Quốc triều hình luật
Khoản 2 Điều 93 Tội giết người:
“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
415.[Điều 5, chương đạo tặc]- Những kẻ mưu giết người, thì
xử tội lưu đi châu gần; đã làm người ta bị thương, thì xử tội lưu đi châu ngoài; nếu vì bị thương mà chết, thì xử tội giảo; đã chết xử tội chém; tòng phạm đều bị xử nhẹ hơn tội trên một bậc; phải trả tiền đền mạng và tiền thương tổn như luật.
Điểm đ khoản 1 Điều 93 “Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”
416.[Điều 6, chương đạo tặc]- Những kẻ mưu giết những bậc
tôn trưởng vào hạng cơ thân (họ hàng thân thích phải để tang