Mặt khách quan của tội phạm

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 25)

Mặt khách quan của tội phạm theo quan điểm của luật hình sự hiện đại

gồm có: hành vi phạm tội, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm

20

Dấu hiệu hành vi phạm tội:Trong Quốc triều hình luật, các nhà làm luật đã mô tả nhiều hành vi liên quan với nhau trong cùng một điều luật. Khi quy định một hành vi phạm tội cụ thể, luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của người khác không? nếu khả năng đó có thể xảy ra thì quy định luôn hành vi phạm tội đó trong cùng điều luật. Tuy các hành vi này không xâm phạm cùng một khách thể nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác xét xử thuận tiện. Ví dụ: Điều 475 quy định:

Lăng mạ ông bà cha mẹ thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh thì xử lưu đi châu xa; đánh bị thương thì xử tội giảo; vì lầm lỡ mà làm chết, thì xử tội lưu đi châu ngoài; bị thương thì xử tội đồ làm chủng điền binh. Đánh ông bà ngoại thì giảm một bậc. Nếu con cháu trái phạm lời dạy giỗ, mà ông bà cha mẹ đánh chết, thì xử tội đồ làm khao đinh; đánh chết bằng đồ có mũi nhọn, thì xử tội đồ làm tượng phường binh; cố ý giết thì phải tội thêm một bậc. Nếu ông bà ngoại, mẹ đích, mẹ kế, mẹ nuôi mà đánh chết con cháu, thì xử tội nặng thêm một bậc. Ngộ sát thì đều không phải tội [33].

Theo quy định trên, miêu tả rất nhiều hành vi trong một điều luật, bao gồm: hành vi lăng mạ ông bà cha mẹ; hành vi gây thương thích cho ông bà cha mẹ; hành vi vô ý làm chết ông bà cha mẹ; hành vi của ông bà cha mẹ giết con cháu do trái phạm lời dạy bảo; hành vi của ông bà cha mẹ gây thương tích cho con cháu do trái phạm lời dạy bảo; hành vi vô ý làm chết con cháu của ông bà, cha mẹ. Cách quy định trên có thể bị coi là không khoa học, nhưng ở khía cạnh nào đó, cách quy định này lại có những điểm tích cực. Trước hết, những hành vi có liên quan được đặt trong mối liên hệ trực tiếp với hành vi phạm tội cụ thể và đó là cơ sở để nhà làm luật có thể xác định được hình phạt phù hợp cho người có hành vi liên quan (trường hợp so sánh với hành vi phạm tội chính). Trong áp dụng, cách quy định này cho phép thấy ngay được các hành vi có liên quan và mức độ hình phạt của người có hành vi đó. “Điều này vừa tạo điều kiện nhưng cũng vừa buộc người áp dụng phải xét đến các hành vi có liên quan khi xử lý

21

một hành vi cụ thể. Khả năng bỏ lọt người phạm tội do vậy cũng được hạn chế” [27, tr.220-221].

Ngoài ra,“việc quy định âm mưu hoặc hành vi phạm tội một cách tỉ mỉ, chi tiết cùng loại và mức hình phạt cho từng âm mưu hoặc hành vi phạm tội cụ thể là đặc thù của việc quy định tội phạm trong Quốc triều hình luật” [26, tr.15]. Ở đây, xin nêu ví dụ thuộc phạm vi các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật để minh chứng cho vấn đề này. Điều 415 quy định:

Những kẻ mưu giết người, thì xử tội lưu đi chầu gần; đã làm người ta bị thương, thì xử tội lưu đi châu ngoài; nếu vì bị thương mà chết, thì xử tội giảo; đã giết chết xử tội chém; tòng phạm đều bị xử nhẹ hơn tội trên một bậc; phải trả tiền đền mạng và tiền thương tổn như luật [33].

Như vậy, trong điều luật trên, các nhà làm luật nhà Lê đã quy định rất chi tiết, tỉ mỉ các hành vi phạm tội trong cùng một điều luật, tương ứng với một hành vi cụ thể sẽ là một mức hình phạt cụ thể, như: tương ứng với hành vi mưu giết người là hình phạt lưu đi châu gần; tương ứng với hành giết người mà hậu quả làm người khác bị thương là hình phạt lưu đi châu ngoài; tương ứng với hành vi giết người làm người ta bị thương mà chết là hình phạt giảo; tương ứng với hành vi giết người mà hậu quả đã giết chết là hình phạt chém.

Khi quy định các hành vi các phạm tội nói chung và cụ thể là các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật đã sử dụng nhiều lần phương pháp dẫn chiếu điều luật. Cụ thể ở các điều trong nhóm tội này là: Điều 421, 422, 423, 424, 425, 553, 554, 555, 556, 557, 646, 649, 662... Ví dụ: Điều

422 Quốc triều hình luật quy định: “Trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ bịt

miệng cùng là chẹn cửa đốt nhà để cho người ta chết, đều xử tội giết người;...”.

Theo đó, quan xét xử muốn định tội danh và quyết định hình phạt đối với hành vi trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ bịt miệng, chẹm cửa đốt nhà làm cho người ta chết thì cần phải dẫn chiếu đến tội giết người thông thường quy định tại Điều 415.

22

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: hậu quả chết người là dấu hiệu được

mô tả trong hầu hết các điều luật của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật. Những điều luật mô tả dấu hiệu hậu quả chết người như: Tội chủ mưu giết người (Điều 415); Tội chủ mưu giết bậc tôn trưởng hay ông bà, cha mẹ (Điều 416); Tội nô tỳ mưu mô giết chủ (Điều 417); Tội mưu giết sứ giả của vua (Điều 418)....

Dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả

phạm tội: dấu hiệu này cũng được mô tả ởcác điều luật của nhóm các tội xâm

phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật. Theo quan điểm của khoa học luật hình sự hiện đại, mối quan hệ này được thể hiện rõ ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất và nó có các đặc điểm sau đây: hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng phải xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian; hành vi khách quan phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người. Ví dụ: Điều 422 quy định trường hợp: “Trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ bịt miệng cùng là chẹn cửa đốt nhà để cho người ta

chết, đều xử tội giết người”. Theo đó, trói người khác bỏ vào chỗ hiểm, bóp

cổ, bịt miệng, chẹn cửa đốt nhà phải là xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian và nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người xảy ra trên thực tế.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 25)