triều hình luật với Bộ luật hình sự hiện hành
Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành có những điểm tương đồng và những khác biệt nhất định. Để xác định được điều này hỏi phải có một sự so sánh dưới nhiều tiêu chí cụ thể. Trên cơ sở bảng phụ lục 2, luận văn so sánh dựa theo một số tiêu chí sau đây:
3.1.1. Khách thể của tội phạm
Theo quan điểm của khoa học luật hình sự hiện đại, khách thể của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành đều có điểm chung là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đối tượng của nhóm tội này là những con người cụ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
3.1.2. Chủ thể của tội phạm
Nghiên cứu nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật cho thấy rằng: chủ thể của tội phạm chỉ là thể nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu Quốc triều hình luật, triều Lê sơ đã quy định cả hai dạng trách nhiệm hình sự của cá nhân và tập thể. Trong đó, đa số các tội phạm được quy định là tội phạm do thể nhân thực hiện và loại cũng như mức hình phạt kèm theo là cho chính chủ thể gây ra tội phạm đó. Qua cách quy định đó, đa số các điều luật của Quốc triều hình luật đã khẳng định nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân.
64
Bên cạnh đó,trong Quốc triều hình luật còn có một số điều luật tuy quy định tội phạm là do thể nhân gây ra nhưng lại quy định TNHS không chỉ của thể nhân mà cả của những người thân thích hoặc vợ, con của họ. Trên thực tế, qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử ghi lại, đối với những trường hợp như: hành vi giết vua, hành vi phản nghịch theo giặc thì người phạm tội còn có thể bị hình phạt “tru di tam tộc” (Tru và Di đều mang nghĩa giết sạch, Tam tộc là ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợhoặc họ chồng). Điển hình là vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải, là vụ án mà đại thần Nguyễn Trãi bị vu oan tội giết vua Lê Thái Tông và bị tru di tam tộc thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người còn quy định một số trường hợp chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải có dấu hiệu riêng (hay còn gọi là chủ thể đặc biệt) như: Tội nô tỳ giết chủ (Điều 417) dấu hiệu chủ thể của tội phạm này, người phạm tội phải là nô tỳ của người chủ bị giết; Tội chủ nô đánh chết nô tỳ (Điều 490) thì người phạm tội phải là người chủ của nô tỳ bị đánh chết; Tội học trò đánh thầy học (Điều 489) thì người phạm tội phải là người học trò của người thầy bị đánh;...
Ngược lại, theo quan điểm của Luật hình sự Việt Nam hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (thể nhân) mà không phải là pháp nhân hay tập thể. Theo đó, pháp luật hình sự chỉ thừa nhận chủ thể của tội phạm là thể nhân và chính họ phải chịu TNHS về tội phạm do mình gây ra. Bên cạnh đó, Luật hình sự một số nước khác còn thừa nhận cả TNHS của pháp nhân (hay còn gọi là TNHS tập thể) bên cạnh việc thừa nhận TNHS của thể nhân như Luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và của Cộng hòa Pháp. Nhưng việc chịu TNHS của pháp nhân hay tập thể ở đây không giống với trách nhiệm tập thể được quy định trong Quốc triều hình luật. Ở chỗ, những người chịu trách nhiệm tập thể trong Quốc triều hình luật là những người phải chịu trách nhiệm liên đới, và những người này có mối quan hệ thân thuộc đối với người phạm tội như: cha mẹ, anh em, vợ (hoặc chồng)...
65
Còn trong luật hình sự hiện đại, tập thể (hay là pháp nhân) có thể là những công ty, xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cũng có thể bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS.
Ngoài ra, trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành, cũng quy định một số trường hợp chủ thể thực hiện tội phạm phải có những dấu hiệu đặc biệt về mặt nhân nhân (chủ thể đặc biệt), như: chủ thể của tội giết con mới đẻ được xem là chủ thể đặc biệt – đó là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ và chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ cũng là chủ thể đặc biệt – đó là người người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ của nhà nước (có thể là cán bộ công chức Nhà nước hoặc người khác được giao thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước).
3.1.3. Mặt khách quan của tội phạm
Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm: là dấu hiệu được mô tả
trong hầu hết các cấu thành tội phạm trong cả BLHS hiện hành lẫn Quốc triều hình luật.
Trong một số ít điều luật trong nhóm tội này quy định trường hợp “âm
mưu phạm tội” được coi là tội phạm. Đó là các điều luật quy định tại Điều
415 (Tội chủ mưu giết người), Điều 416 (Tội chủ mưu giết bậc tôn trưởng hay ông bà cha mẹ), Điều 417 (Tội nô tỳ mưu giết chủ), Điều 418 (Tội mưu giết sứ giả của vua). Theo quan điểm của các nhà làm luật triều Lê sơ cho rằng việc phạm tội giết người là những tội ác nghiêm trọng nhất và cần phải ngăn chặn sớm từ khi mới có âm mưu (ý định phạm tội được bộc lộ ra bên ngoài dưới các hình thức như: lời nói, hành động...). Cho nên, hình luật nhà Lê mới dành một số điều quy định những loại âm mưu phạm tội trên. Điều này cũng tương đồng với những cấu thành tội phạm về hình thức và cấu thành tội phạm cắt xém được nghiên cứu dưới góc độ của luật hình sự hiện đại, ở những tội phạm được xây dựng dưới hai loại cấu thành tội phạm này thì dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Chỉ
66
cần người thực hiện hành vi được miêu tả trong cấu thành tội phạm hình thức hoặc thực hiện những “hoạt động” nhằm thực hiện hành vi được miêu tả trong cấu thành tội phạm cắt xén là thời điểm tội phạm hoàn thành. Nói chung, với ý nghĩa của hai loại cấu thành tội phạm này nhằm ngăn chặn tội phạm từ rất sớm, ví dụ: cấu thành tội phạm hình thức như: Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS); Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS)... và cấu thành tội phạm cắt xén như Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS). Như vậy, các quy định của Quốc triều hình luật về tội phạm đã phản ánh việc thừa nhận nguyên tắc hành vi và không thừa nhận nguyên tắc truy nã tư tưởng, nó tương tự như luật hình sự Việt Nam hiện đại [29, tr.20].
Trong cả hai bộ luật này, hành vi phạm tội có thể được thực hiện dưới cả hình thức hành động lẫn không hành động. Cụ thể:
Trong Quốc triều hình luật, nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người có hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện dưới cả hình thức hành động và không hành động như: chủ mưu giết người; chủ mưu giết bậc tôn trưởng hay ông bà, cha mẹ; nô tỳ mưu giết chủ; bày mưu giết sứ giả của vua;... Hành vi khách quan được thực hiện dưới hình thức không hành động, như: Điều 422 quy định: “...không cho người ta quần áo, ăn uống, để cố ý làm cho người ta chết hay bị hại, thì phải tội như tội giết người hay làm
người bị thương....”; hoặc Điều 633 Quy định: “Nếu tù nhân phạm tội nặng,
bị thương cần xét nghiệm, bị bệnh cần cấp thuốc men, thức ăn mà không trình để xin cấp... đều bị phạt 80 trượng; nếu vì cớ ấy mà chết thì bị xử biếm hai
tư”. Với hành vi của người cố ý không cho quần áo, thức ăn để cố ý cho
người khác chết và hành vi không trình báo cấp trên để cho xét nghiệm, cấp thuốc men của cấp dưới làm cho tù nhân chết được thực hiện dưới hình thức không hành động (theo quan điểm của luật hình sự hiện đại). Những hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức hành động, như: Tội quan giám lâm
67
đánh chết hoặc bức tử tù nhân (Điều 682); Tội tù nhân bỏ trốn bị người đi bắt đánh chết hay tự sát (Điều 646);...
Trong BLHS hiện hành, những hành vi phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng có những hành vi có thể được thực hiện dưới hình thức hành động và không hành động (như: Điều 93 - Tội giết người, Điều 98 - Tội vô ý làm chết người), có những hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức hành động (như: Điều 96 – Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Điều 97 – tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Điều 100 – Tội bức tử, Điều 101 – Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, Điều 103 – Tội đe dọa giết người) và có hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức không hành động (như: Điều 102 – Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng).
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: hậu quả chết người là dấu hiệu được
mô tả trong hầu hết các cấu thành tội phạm của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong cả Quốc triều hình luật lẫn BLHS hiện hành.
Trong Quốc triều hình luật, những cấu thành tội phạm mô tả dấu hiệu hậu quả chết người như: Tội chủ mưu giết người (Điều 415); Tội chủ mưu giết bậc tôn trưởng hay ông bà, cha mẹ (Điều 416); Tội nô tỳ mưu mô giết chủ (Điều 417).... Ngoài ra, còn có các cấu thành tội phạm mô tả hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc như: Điều 661 quy định: “Người nào đưa cho tù nhân lưỡi nhọn hoặc là vật gì khác, có thể dùng để tự sát, hay là
để giải thoát mà trốn, thì xử biếm hai tư....”. Tội này tương ứng với tội xúi
giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101 BLHS) nên tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm nạn nhân có hành vi tự sát, còn việc nạn nhân tự sát nhưng không chết do được phát hiện ngăn chặn, cấp cứu kịp thời chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. [16; tr.58]
Trong BLHS hiện hành, hậu quả của những hành vi khách quan của tội xâm phạm tính mạng của con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra
68
thiệt hại đến quyền sống của con người. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này là những tổn hải về thể chất (tính mạng của con người). Đa số các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, tức là phải có hậu quả xảy ra thì tội phạm mới được coi là hoàn thành[16; tr.49].
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: dấu hiệu này cũng
được mô tả trong cấu thành tội phạm của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của cả Quốc triều hình luật lẫn BLHS hiện hành. Mối quan hệ này được thể hiện rõ ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất và nó có các đặc điểm sau đây: hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng phải xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian; hành vi khách quan phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người. Ví dụ: Điều 422 Quốc triều hình luật quy định trường hợp: “Trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ bịt miệng cùng là
chẹn cửa đốt nhà để cho người ta chết, đều xử tội giết người”. Theo đó, trói
người khác bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ, bịt miệng, chẹn cửa đốt nhà phải là xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian và nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người xảy ra trên thực tế.
3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Dấu hiệu lỗi: theo quan điểm của luật hình sự hiện đại, dấu hiệu lỗi
được coi là một trong những nguyên tắc của Luật hình sự, nội dung của nguyên tắc này là không ai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như về việc gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại cho các lợi ích được bảo vệ bằng pháp luật hình sự mà không phải do lỗi của mình [5; tr.41].
Nghiên cứu Quốc triều hình luật, đặc biệt trong các tội xâm phạm tính mạng của con người cũng mô tả dấu hiệu lỗi trong hầu hết các cấu thành tội phạm giống như BLHS hiện hành. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý với lỗi vô ý (lầm lỡ). Tuy nhiên mức độ phân biệt lỗi, cũng như sự phân hóa trách nhiệm dựa vào yếu tố lỗi ở mỗi bộ luật lại không giống nhau. Trong khi Quốc triều
69
hình luật chỉ có sự phân biệt một cách cơ bản giữa lỗi cố ý và lầm lỡ (được hiểu là vô ý), thì trong BLHS hiện hành các lại đưa ra khái niệm về lỗi cố ý (Điều 9 BLHS) và lỗi vô ý (Điều 10). Việc phân loại lỗi trong BLHS hiện hành được thể hiện ở mức độ sâu sắc hơn. Lỗi được phân thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, lỗi cố ý gồm có hai loại là lỗi cố ý trực tiếp, và lỗi cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm có hai loại là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả. Việc phân loại các loại lỗi được BLHS dựa trên ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội.
Trong BLHS hiện hành, nhóm các tội xâm phạm tính mạng được thực hiện dưới cả lỗi cố ý lẫn vô ý, cụ thể: trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, gồm các Điều 93, Điều 94, Điều 95, Điều 96, Điều 100, Điều 101, Điều 102, Điều 103; trường hợp mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm với lỗ vô ý, gồm có các Điều 98, Điều 99; đặc biệt, có trường hợp mà người thực hiện hành vi phạm tội không xác định rõ lỗi cố ý hay vô ý là Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97).
Cũng giống như BLHS hiện hành thì nhóm các tội xâm phạm tính mạng trong Quốc triều hình luật cũng mô tả dấu hiệu lỗi trong các cấu thành tội phạm, có tội được mô tả dấu hiệu lỗi cố ý, như: Điều 415, Điều 416, Điều 417, Điều 418...; có tội được mô tả dưới dấu hiệu lỗ vô ý, như: Điều 553, Điều 554, Điều 556....; có tội được mô tả dưới dấu hiệu của cả lỗi cố ý và vô ý, như: Điều 421, Điều 422, Điều 486,...
Dấu hiệu động cơ phạm tội: cũng giống như BLHS hiện hành, trong
Quốc triều hình luật thì dấu hiệu động cơ phạm tội không phải là một trong những dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong điều luật, tuy nhiên một số ít điều luật vẫn mô tả dấu hiệu này. Ví dụ:
Trong Quốc triều hình luật, tại Điều 423: người có động cơ là vì sự thù ghét mà dùng thuật tà ma hay bùa chú để định giết người thì đều xử theo tội mưu sát mà giảm nhẹ hai bậc. Nếu trường
70
hợp ông bà, cha mẹ, chồng hay vợ chỉ vì động cơ là muốn được
lòng yêu thương, mà bỏ bùa thuốc thì chỉ phải tội đồ làm tượng
phường binh [33].
Trong BLHS hiện hành, quy định trường hợp giết người vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 93) là trường hợp giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc... như giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v….[12].
Dấu hiệu mục đích phạm tội: mục đích phạm tội không được mô tả
trong các cấu thành tội phạm của nhóm các tội xâm phạm tính mạng ở cả Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Tuy nhiên, trong BLHS hiện hành, trong một số trường hợp mục đích vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan làm căn cứ để phân biệt một số trường hợp, cụ thể:
- Gây thương tích dẫn đến chết người. Trong trường hợp này người phạm tội không có mục đích giết người.