trong Bộ luật hình sự năm 1999
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung các quy định của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật sau đây:
Đặc điểm thứ nhất là: về dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999
Khách thể của các tội phạm: nhóm các tội xâm phạm tính mạng của
con người được xác định là khách thể loại – tức là một nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định [7; tr.351]. Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của các tội xâm phạm tính mạng của con người là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người.
Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người:
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây thiệt hại đó.
Hậu quả mà những hành vi nói trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống của con người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người. Thông thường, hậu quả trực tiếp của nhóm tội này là chết người trong trường hợp tội phạm hoàn thành, nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương, bị cố tật hoặc nạn nhân không ảnh hưởng gì trong trường hợp phạm tội chưa đạt như nạn nhân bị bắn lén không trúng hoặc có
53
người gạt tay súng... Đó là trường phạm phạm tội chưa đạt chưa đã hoàn thành [15; tr.69]
Mặt chủ quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người: lỗi của
người phạm tội trong các tội xâm phạm tính mạng của con người có thể là lỗi cố ý (các tội quy định tại các Điều 93, 94, 95, 96, 100, 101, 102, 103 BLHS) hoặc lỗi vô ý (các tội quy định tại các Điều 98, 99 BLHS).
Mục đích phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng như: để che giấu hoặc trốn tránh việc xử lý về một tội phạm khác (điểm d khoản 2 Điều 93 BLHS). Các tội khác thì mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Động cơ phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng như: động cơ đê hèn (điểm q khoản 2 Điều 93 BLHS). Các tội khác thì động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Chủ thể của các tội xâm phạm tính mạng của con người: chủ thể của
hầu hết các tội xâm phạm tính mạng của con người không phải là chủ thể đặc biệt. Những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội này. Trong các tội xâm phạm tính mạng có hai tội đòi hỏi chủ thể phải có thêm những đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Những đặc điểm đó là: người đang thi hành công vụ và người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân. Hai tội đó là tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97) và tội bức tử (Điều 100).
Đặc điểm thứ hai là: các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành được xây dựng một cách có hệ thống.
Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS 1999 được quy định chủ yếu và tập trung ở Chương thứ XII của BLHS, có tên gọi của chương là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người. Trong BLHS năm 1999 có 11 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm
54
tính mạng của con người được quy định tại Chương XII, gồm có 11 điều luật tương ướng với 11 tội phạm khác nhau, đó là: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ(Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); Tội giết người do vướt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96); Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97); Tội vô ý làm chết người (Điều 98); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99); Tội bức tử (Điều 100); Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102); Tội đe dọa giết người (Điều 103).
Ngoài ra, theo giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội, còn xếp 2 tội là Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) và Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118) vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người, bởi vì:
Xuất phát từ tình trạng nhiễm HIV ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay; khả năng xảy ra hành vi cố ý lây truyền cũng như hành vi cố ý truyền HIV ở Việt Nam hiện nay và tính nguy hiểm của những hành vi này trong điều kiện khả năng y tế của thế giới và Việt Nam chưa thể chống được căn bệnh này. Với đặc điểm như vậy, hành vi phạm tội của hai tội này có tính nguy hiểm đến tính mạng của người bị lây nhiễm HIV [26, tr.374].
Theo nghiên cứu, tìm hiểu BLHS năm 1999 cho thấy, các tội xâm phạm tính mạng của con người không chỉ được đề cập ở Chương XII (nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩn của con người) mà còn được quy định ở chương XI (Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) gồm các tội danh sau đây: Tội hoạt động phỉ (Điều 83) và Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84); Tội chống loài
55
người (Điều 342); Tội phạm chiến tranh (Điều 343). Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong giới hạn 11 tội danh từ Điều 93 đến Điều 103 BLHS năm 1999.
Đặc điểm thứ ba là:chính sách hình sự của Nhà nước đối vớitội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý trong xử lý hình sự, sự nghiêm trị kết hợp với sự khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục thuyết phục, cải tạo, đặc biệt hơn nữa nó còn thể hiện sự nhân đạo đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai, người có nhược điểm về tâm thần lẫn thể chất.
Chính sách hình sự được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng giữa những người phạm tội trong xử lý hình sự. Bình đẳng trước pháp luật (hay
còn gọi là quyền bình đẳng trước pháp luật) là một trong những nguyên tắc
pháp lý cơ bản của hệ thống pháp luật nước ta. Nó được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước là Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 tại Điều 52 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”; Điều 16 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội”. Trên cơ sở thể chế hóa nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
trong các bản Hiến pháp trên.BLHS năm 1999 tại Điều 3 đã cũng ghi nhận:
“Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam,
nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”, điều này thể
hiện sự nhất quán trong chính sách không phân biệt đối xử, bất luận người phạm tội là ai đều bị xử lý công minh trước pháp luật, không thiên vị.
Ngoài ra, chính sách hình sự của pháp luật hình sự còn thể hiện sự nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo. Điều này được thể hiện trong phần nguyên tắc xử lý quy định tại khoản 2 Điều 3 BLHS năm 1999, đó là:
56
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra[21].
Biểu hiện rõ nét nhất cho chính sách hình sự khoan hồng đối với người phạm tội trong các trường hợp miễn TNHS như: miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 BLHS); do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm nữa (khoản 1 Điều 25 BLHS); do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); khi có quyết định đại xá (khoản 2 Điều 25); cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69).... Các trường hợp nghiêm trị với người phạm trong những trường hợp được quy định ở khoản 1 Điều 48 BLHS như: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội...
BLHS hiện hành đã xây dựng một chương riêng quy định về đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. “Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý cơ thể lẫn tâm lý, ý thức” [14; tr.41]. Các quy định này dựa trên cơ sở phân tích về tâm sinh lý đối với người chưa thành niên. Trong khi đó, đặc điểm tâm sinh lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi. Do vậy, xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội mà trong lĩnh vực hình sự được hiểu là những người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm sinh lý, việc xử lý hình sự được đặt ra chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, nhanh chóng sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội [28;
57
tr.116]. Đây là những đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tâm sinh ly. Họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về tính tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên họ dễ bị kích động, dễ bị những đối tượng xấu lôi kéo, hoặc tham gia vào các hoạt động phi pháp. Để bảo vệ tốt nhất cho những đối tượng phạm tội là người chưa thành niên, BLHS đã quy định tuổi chịu TNHS. Điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Về đường lối xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Điều 69 BLHS quy định:
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng [21].
Như vậy, từ những quy định của BLHS hiện hành cho thấy chính sách hình sự của nước ta đối với người chưa thành niên thể hiện sự nhân đạo sâu sắc, quy định theo hướng bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này được thể hiện thông qua những vụ án thực tế trong thời gian gần đây, cụ thể: Vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Lục Ngạn – Bắc Giang (năm 2011); Vụ án My Sói và đồng bọn phạm tội hiếp dâm trẻ em và tội cướp tài sản (năm 2011)...
Phụ nữ cũng là đối tượng được hưởng chính sách nhân đạo của luật hình sự hiện hành. Phụ nữ có thai được pháp luật bảo vệ đặc biệt, trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai là một trong những tình tiết tăng nặng trách
58
nhiệm hình sự của tội giết người quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS. Ngoài ra, Điều 35 BLHS quy định trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển thành hình phạt tù chung thân.
Người có nhược điểm về tâm thần lẫn thể chất cũng là những đối tượng được hưởng chính sách hình sự nhân đạo của luật hình sự. Điều 13 BLHS quy định trường hợp không có năng lực TNHS:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Như vậy, chính sách hình sự ở thời kỳ phát triển mới của Việt Nam không những phản ánh được đầy đủ tính đa dạng của quá trình chuyển đổi mà còn phản ánh đầy đủ hơn bản chất văn minh tiến bộ, bản chất nhân đạo của xã hội Việt Nam trên cơ sở kế thừa truyền thống nhân bản, nhân văn của văn hóa truyền thống Việt Nam, thể hiện bản chất ưu việt, nhân đạo của xã hội chủ nghĩa. “BLHS năm 1999 tiếp thu có chọn lọc các thành tựu, tinh hoa của khoa học và thực tiễn pháp luật hình sự của các nước trên thế giới”[29, tr.43-44].
Đặc điểm thứ tư là: các tội xâm phạm tính mạng trong BLHS hiện hành đã có sự phân hóa TNHS sự sâu sắc.
Phân hóa TNHS có nội dung là “việc quy định đường lối xử lý có sự phân biệt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau. Phân hóa TNHS được thực hiện dựa trên sự khác biệt về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và các đặc điểm nhân thân người phạm tội” [8, tr.5].
Trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người, BLHS hiện hành đã có sự phân hóa TNHS một cách sâu sắc, điều này được thể hiện ở chỗ, xét theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
59
các nhà làm luật đã phân chia nhóm tội này thành nhiều tội phạm khác nhau và trong mỗi tội phạm cũng có sự phân hóa TNHS khác nhau, như: các trường hợp giết người quy định từ điểm a đến điểm q khoản 1 Điều 93 bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn so với khoản 2 Điều 93; đối với trường hợp giết con mới đẻ, giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội bị áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn rất nhiều so với tội giết người, ví dụ: khoản 1 Điều 93 (Tội giết người) có khung hình phạt áp dụng từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, còn tội giết con mới đẻ (Điều 94) có khung hình phạt áp dụng là cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Đặc điểm thứ nămlà:hình phạt áp dụng đối với nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành có tính đa dạng, khoảng cách tối thiểu đến tối đa của khung hình phạt rất rộng, điều này giúp Tòa án có nhiều lựa chọn để quyết định áp dụng hình phạt và mức hình phạt đối với người phạm tội.
Sự đa dạng của hình phạt trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng của