Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 51)

thành, phát triển của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự hiện đại. Năm 1985 là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi về chất trong kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta thông qua sự tập hợp hóa, pháp điển hóa các quy định trong các văn bản pháp luật hình sự trước đó thành BLHS năm 1985. Lịch sử hình thành, phát triển của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự hiện đại Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999được chia thành hai giai đoạn sau đây:

2.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực 1985 có hiệu lực

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1955, sau cách mạng Tháng 8/1945

thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có những văn bản pháp luật hình sự. Bên cạnh những văn bản này, một số văn bản pháp luật của chế độ cũ cũng tạm thời được áp dụng theo tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chính thể dân chủ cộng hòa. Nghiên cứu những quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong giai đoạn này trong các văn bản sau đây: Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa [3; tr.35]; Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xóa miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/8/1945, gồm 9 tội trong đó có tội giết người hoặc đánh người có thương tích [3; tr.35]; Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 trừng trị các tội phá hoại cộng sản; Sắc lệnh

46

số27/SL ngày 28/2/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát [23; tr.29]; Sắc Lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước; Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 tổng kết án lệ và một số tội phạm thông thường. Điểm 3 trong Thông tư này quy định: “cố ý giết người thì phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm, nếu các trường hợp nhẹ có thể hạ xuống một năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình”[4; tr.170].

Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1976, có thể nói pháp luật trong giai

đoạn này là thời kỳ kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miễn Nam nhằm thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, nước ta có 3 hệ thống chính quyền gồm: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam; Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở các vùng mới giải phóng (là một bộ phận của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa); Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của ngụy quyền Sài Gòn. Do đó, hệ thống pháp luật ở nước ta cũng có những đặc điểm riêng.

* Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở miền Bắc đã ban hành các

văn bản pháp luật sau đây: Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 của Bộ tư pháp yêu cầu Tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến [2; tr.451]; Chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 của TANDTC về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc, phong kiến và từng bước ban hành các văn bản pháp luật mới [2; tr.451]; Nghị định số 246/TTg ngày 17/5/1968 của Thủ tướng Chính phủ ban hành thể lệ dùng súng săn [1; tr.190]; Chỉ thị số 1025/TATC ngày 15/6/1960 của TANDTC về đường lối xét xử tội phạm, trong đó quy định xét xử tội giết người vì mê tín và xét xử tội hiếp dâm [23; tr.110]; Chỉ thị số 01/NCCS ngày 14/3/1963 của TANDTC về xử lý tội giết trẻ sơ sinh [23; tr.129]; Nghị quyết số 245/TATC ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực

47

tiễn xét xử các tội giết người; Thông tư số 24/TATC ngày 25/11/1974 của TANDTC về thực tiễn xử lý các vụ án vô ý giết người và vô ý gây thương tích trong khi săn bắn; Thông tư số 03/BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định các tội phạm và hình phạt.

Ngoài ra, TANDTC thông qua công tác tổng kết hàng năm đã hướng dẫn cụ thể về khái niệm và các hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để tòa án các cấp thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật, điển hình là Bản tổng kết số 452/HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử loại tội giết người đã hướng dẫn một số vấn đề như: tuổi chịu TNHS, trường hợp giết người do vượt quá phạm vi phòng vệ cần thiết [29; tr.19].

* Chính phủ Việt Nam cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn) ở miền Nam đã

ban hành nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ hình luật ngày 20/12/1972. Bộ luật quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người như: cố ý giết người gọi là cố sát (Điều thứ 321); cố ý có dự mưu hay mai phục gọi là mưu sát ( Điều 322); cố sát hoặc mưu sát trẻ sơ sinh (Điều 325)...

* Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam: sau tết Mậu thân năm

1968, lực lượng giải phóng ngày càng thu được nhiều thắng lợi, mở rộng vùng giải phóng. Nghị quyết cơ bản ngày 8/6/1969 của Đại hội đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam và Tuyên bố ngày 10/6/1969 về Chương trình hành động của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức hủy bỏ Hiến pháp và mọi luật lệ phản dân tộc, phản dân chủ của ngụy quyền Sài Gòn. Do đó, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm lời đã ban hành Sắc lệnh số 03/SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt. Việc ban hành Sắc luật này là bước phát triển mới của pháp luật hình sự Việt Nam quy định về tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm tính mạng của con người và chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn pháp luật thống nhất trong cả nước.

48

Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985: Đây là giai đoạn áp dụng pháp

luật thống nhất trong cả nước. Trong giai đoạn này, thông qua tổng kết công tác hàng năm và tổng kết chuyên đề về các nhóm tội, TANDTC đã hướng dẫn việc áp dụng pháp luật cho Tòa án các cấp trong cả nước. Ví dụ, tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1977, TANDTC đã hướng dẫn các trường hợp phạm tội cụ thể như: giết người vượt mức phòng vệ cần thiết; trường hợp cán bộ đang làm nhiệm vụ đã bắn chết một số người chạy sang biên giới nước khác; trường hợp giết người có nợ máu để trả thù; trường hợp giết ma lai (danh từ dùng ở một số vùng dân tộc thiểu số); bắn nhầm người tưởng là ma...

2.2.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến trướckhi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Năm 1985 là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là BLHS năm 1985. Nó có hiệu lực từ ngày 01/01/1985. Về kết cấu, BLHS năm 1985 về cơ bản giống như BLHS năm 1999 gồm 2 phần chính là phần chung và phần các tội phạm. Phần chung quy định các vấn đề cơ bản của luật hình sự như: khái niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, tuổi chịu TNHS... Phần các tội phạm quy định các tội phạm cụ thể. Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1985 được quy định tại chương 2 phần các tội phạm, từ Điều 101 đến Điều 108, bao gồm 8 điều quy định cụ thể cho 8 tội bao gồm: Tội giết người (Điều 101); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 102); Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 103); Tội vô ý làm chết người (Điều 104); Tội bức tử (Điều 105); Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 106); Tội cố ý không giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107); Tội đe dọa giết người (Điều 108).

TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cho BLHS năm 1985, bao gồm: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng

49

thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS; Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của TANDTC hướng dẫn về Điều 109 BLHS; Nghị quyết số 01/89 HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS.

Qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tính chất của các tội xâm phạm tính mạng của con người ngày càng nguy hiểm, tinh vi và manh động. Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, BLHS năm 1985 đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các ngày: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992, 10/5/1997. Các tội xâm phạm tính mạng của con người được sửa đổi, bổ sung trong 2 lần vào năm 1989 và 1991, những điều luật được sửa đổi là: Tội giết người (Điều 101) và Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 103).

2.3. Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999

2.3.1. Những điểm mới về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985

Năm 1999, tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khóa X đã quyết định thông qua BLHS năm 1999 và có hiệu lực ngày 01/07/2000. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm tính mạng của con người. Theo đánh giá của tác giả Đinh Văn Quế cho rằng:

Các quy định của BLHS năm 1999 đối với các tội xâm phạm tính mạng của con người đầy đủ hơn, chi tiết hơn, phản ảnh được thực trạng công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong thời gian qua; giúp cho việc điều tra, truy tố mà đặc biệt là việc xét xử loại tội phạm này sẽ thuận lợi hơn trước đây [19; tr.3].

50

Các tội xâm phạm tính mạng của con người được BLHS năm 1999 sửa đổi như sau:

- Tội giết người được tách làm 3 tội: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ (Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95);

- Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được tách làm hai tội là: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97); Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107);

- Tội vô ý làm chết người được tách làm hai tội là: Tội vô ý làm chết người (Điều 98); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99).

Ngoài việc, tách một số tội danh trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 còn tăng nặng hình phạt và bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung đối với một số tội trong các tội xâm phạm tính mạng của con người, đó là:

Các tội được điều chỉnh tăng nặng mức hình phạt tối đa như: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hình phạt tù tối đa là 3 năm được điều chính lên 5 năm; Tội bức tử, hình phạt tù tối đa là 5 năm được điều chỉnh lên 7 năm; Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, hình phạt tù tối đa là 5 năm được điều chỉnh lên 7 năm; Tội đe dọa giết người, hình phạt tù tối đa là 2 năm được điều chỉnh lên 7 năm.

Ngoài ra, BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm một số các tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người như:

51

- Đối với trẻ em hoặc người chưa thành niên được bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 93 (Tội giết người); điểm c khoản 2 Điều 103 (Tội đe dọa giết người).

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình bổ sung tại điểm đ khoản 1 Điều 93 (Tội giết người).

- Thuê người khác phạm tội hoặc phạm tội thuê bổ sung tại điểm m khoản 1 Điều 93 (Tội giết người).

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 93 (Tội giết người); điểm b khoản 2 Điều 103 (Tội đe dọa giết người).

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân bổ sung tại điểm h khoản 1 Điều 93 (Tội giết người).

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ bổ sung tại điểm i khoản 1 Điều 93 (Tội giết người).

BLHS năm 1999 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Bộ luật này không đề cập sửa đổi các tội xâm phạm tính mạng của con người mà tập sửa đổi, bổ sung theo hướng loại bỏ án tử hình đối với 8 tội, đó là: Tội hiếp dâm (Điều 111); tội buôn lậu (Điều 153); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển,lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép ma túy (Điều 197); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); Tội đưa hối lộ (Điều 289); Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 225). Ngoài ra, Bộ luật này còn nâng mức định lượng với nhiều tội danh theo hướng tăng lên. Cụ thể, nâng mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng để xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa, nhận, môi giới hối lộ; trộm cắp; tham ô; công nhiên chiếm đoạt tài sản; hủy hoại tài sản; lợi dụng chức vụ để trục lợi...

52

2.3.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 trong Bộ luật hình sự năm 1999

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung các quy định của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật sau đây:

Đặc điểm thứ nhất là: về dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999

Khách thể của các tội phạm: nhóm các tội xâm phạm tính mạng của

con người được xác định là khách thể loại – tức là một nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định [7; tr.351]. Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của các tội xâm phạm tính mạng của con người là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người.

Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người:

Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây thiệt hại đó.

Hậu quả mà những hành vi nói trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống của con người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người. Thông thường, hậu quả trực tiếp của nhóm tội này là

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)