Về chính sách cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 90)

Vềđiều kiện vay vốn: Một số hộ có nhu cầu vay vốn lớn nhưng không đủđiều kiện về tài sản bảo đảm như: kinh tế trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người nuôi tôm hùm chưa có giấy chứng nhận sử dụng mặt nước,… do

đó mức cho vay được duyệt không đủđểđáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ.

Về phương thức cho vay: Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng MHB có nhiều phương thức cho vay khác nhau. Căn cứ vào tính chất, chu kỳ sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng mà Ngân hàng và khách hàng thoả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 thuận phương thức cho vay hợp lý tạo ra sự thông thoáng trong quan hệ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tại chi nhánh ngân hàng MHB Hà Tây mới chỉ áp dụng các phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay trả góp. Việc cho vay để phát triển kinh tế hộ chủ yếu là áp dụng phương thức cho vay từng lần, cho vay doanh nghiệp chủ yếu là cho vay theo hạn mức, cho vay tiêu dùng (Cho vay mua phương tiện đi lại, cho vay để chi phí học tập và chữa bệnh, cho vay mua đồ dùng trang thiết bị gia đình, cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng lương, cho vay để chi phí hoạt

động văn hoá, thể thao du lịch) chủ yếu là cho vay trả góp. Sự hạn chế về phương thức cho vay có thể không đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn vay của khách hàng,

đặc biệt với hộ sản xuất kinh doanh nhu cầu vay vốn mang tính thời vụ, việc lặp lại các thủ tục vay vốn mất thời gian có thể khiến họ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc gia tăng doanh số cho vay, dư nợ.

Về lãi suất cho vay: Trừ lãi suất cho vay bằng vốn uỷ thác khá ổn định, mức lãi suất cho vay thông thường qua các năm tăng dần và khá cao ở năm 2012 (năm 2011: cho vay ngắn hạn và trung hạn là 12%/năm; năm 2012: cho vay ngắn hạn 14%/năm, cho vay trung hạn 15%/năm; năm 2013: cho vay ngắn hạn 13%/năm, cho vay trung hạn 14%/năm). Trong khi đó, lãi suất huy động vốn khá thấp (năm 2012: trung bình là 9,5%/năm, năm 2013: trung bình 8,5%). Với mức lãi suất cho vay cao như thế, một số khách hàng vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có thể sẽ hạn chếđầu tư sản xuất kinh doanh, hạn chế chi tiêu (như mua sắm xe, sửa chữa nhà cửa…). Điều này có thể khiến số lượng khách hàng vay tại chi nhánh giảm sút, bên cạnh đó khi lãi suất được điều chỉnh lên cao sẽ khiến một số

khách hàng đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh không muốn trả lãi, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu lãi từ hoạt động cho vay, khả năng sinh lời của hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)