Đánh giá chung kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng MHB chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 81)

chi nhánh Hà Tây và khách hàng

4.2.1 Đánh giá chung kết qu và hiu qu hot động tín dng ca Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Tây MHB chi nhánh Hà Tây

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh MHB Hà Tây trong 3 năm qua đã đạt

được những kết quả đáng khích lệ. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Tây đã nắm bắt kịp thời các mục tiêu, định hướng và các giải pháp kinh doanh của NHNN, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của cả nước, cơ

chế, thể lệ nghiệp vụ của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Từđó, có kế hoạch giải pháp chủđạo điều hành, mở rộng kinh doanh với từng thời kỳ sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Về công tác huy động vốn

Chi nhánh MHB Hà Tây luôn xác định tăng cường huy động vốn là chiến lược hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Do đó, ngoài đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng nhiều dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng, Ngân hàng còn tích cực sử dụng nhiều chính sách ưu đãi đáp ứng được kỳ vọng của mọi tầng lớp khách hàng. Hơn thế, chi nhánh còn thường xuyên áp dụng lãi suất huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Một số kết quảđạt được;

+ Các hình thức huy động càng ngày đa dạng và được nâng cao về chất lượng. + Cơ cấu nguồn vốn tích cực chuyển dịch theo hướng tích cực. Vốn huy

động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn. Đặc biệt, Ngân hàng đã làm tốt chiến lược chọn lọc, tiếp cận khách hàng.

+ Thường xuyên tập trung chỉ đạo tốt các công tác huy động vốn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt năm 2013 và những năm tiếp theo.

+ Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu năm đến các phòng giao dịch và từng cán bộ nhận khoán. Từđó có thể chủđộng trong việc thực hiện các chỉ tiêu hàng tháng, quý; gắn kết quả thực hiện với quyết toán tiền lương, tạo

động lực thúc đẩy các đơn vị và cán bộ nhận khoán.

Về công tác tín dụng

+ Ngay từ đầu năm đã thực hiện phân loại khách hàng. Từ đó có cơ sở

xem xét duyệt cho vay từng bước, loại khách hàng có năng lực tài chính yếu, rủi ro cao; mở rộng cho vay khách hàng, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Thường xuyên phân tích nợ đến từng khách hàng. Từ đó làm rõ được thực trạng tín dụng của từng thời điểm, có giải pháp chỉ đạo xử lý kịp thời đến từng bộ.

+ Tăng cường công tác thẩm định của lãnh đạo phòng tín dụng đối với những khoản vay mới phát sinh vay lần đầu, những khoản có nhu cầu vay tăng. Chi nhánh cũng đã thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, khả năng thực hiện phương án hộ vay, để phát hiện kịp thời những hộ vay sử dụng vốn vay sai mục

đích, hạn chếđược rủi ro cho Ngân hàng.

+ Công tác đào tạo cán bộ luôn được coi trọng.

+ Công tác kiểm tra: Trong năm, phòng tín dụng trung tâm được các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 hoạt động kinh doanh. Qua kiểm tra đều đánh giá thực hiện tốt và động viên, khen thưởng những thành tích mà những cán bộ tín dụng đã đạt được trong các năm qua.

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Hà Tây ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.10: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Hà Tây Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển % 12/11 13/12 I.Kết quả kinh doanh

1.Tổng doanh thu Tỷđồng 141,3 147,5 159,2 6,2 11,7 2.Tổng chi phí Tỷđồng 134,1 136,9 146,7 2,8 9,8 3.Lãi Tỷđồng 7,2 10,6 12,5 3,4 1,9

II. Hiệu quả kinh doanh

1. Tỷ lệ lãi/DT 2. DT/cán bộ NH (103 CB) 3. Tốc độ luân chuyển vốn 4. Tỷ lệ sử dụng vốn % Tỷđồng Lần % 5,1 1,37 0,98 89 7,18 1,43 1,28 89 7,85 1,54 1,56 89,5 2,08 0,06 0,3 0 0,67 0,11 0,28 0,5

(Báo cáo kết quả kinh doanh của MHB chi nhánh Hà Tây năm 2011-2013)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả hoạt động của MHB chi nhánh Hà Tây tương đối tốt. Tổng doanh thu của ngân hàng tăng dần qua các năm cụ

thể là năm 2011 là 141,3 tỷ đồng, năm 2012 là 147,5 tỷ đồng và năm 2013 là 159,2 tỷđồng tăng 11,7 tỷđồng so 2012. Có được kết quả trên là do có sự phấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ ngân hàng đã thúc đẩy doanh thu không ngừng tăng lên.

Doanh thu trên một cán bộ ngân hàng tương đối cao và tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 là 1,37 tỷđồng, năm 2012 là 1,43 tỷđồng, năm 2013 là 1,54 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng lao động tương đối tốt, nhằm mở

rộng tín dụng và kinh doanh có hiệu quả, ngày càng nâng cao được uy tín và chất lượng tín dụng.

Tốc độ luân chuyển vốn ở một góc độ nhất định phản ánh hiệu quả

hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2011, tốc độ luân chuyển vốn là 0,98 vòng/năm, năm 2012 là 1,2 vòng/năm, năm 2013 là 1,56 vòng/năm. Tốc độ luân chuyển vốn tăng dần qua các năm, tốc độ tăng hàng năm tương

đối lớn, là do các năm sau ngân hàng đã tăng nhiều khoản cho vay ngắn hạn. Trong những năm tới, ngân hàng cần cố gắng không ngừng nâng cao tốc độ

luân chuyển vốn.

Chỉ tiêu sử dụng vốn càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, năm 2011 là 89%, năm 2012 là 89%, năm 2013 là 89,5%. Đây là tỷ lệ rất tốt trong việc kết hợp chặt chẽ công tác huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên đểđánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần đi sâu phân tích doanh thu, chi phí từng mặt hoạt động của ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Bảng 4.11: Doanh thu chi phí theo hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % I. Kết quả kinh doanh 1. Tổng doanh thu (tỷđồng) 141,2 100 147,5 100 159,2 100 - Cho vay 126 89,23 130,3 88,3 139,5 87,6 - Dịch vụ thanh toán, chuyển

tiền 10,9 7,72 11,5 7,79 11,8 7,41 - KD ngoại hối 4,3 3,05 5,7 3,91 7,9 4,99 2. Tổng chi phí(tỷđồng) 134,1 100 136,9 100 146,7 100 - Hoạt động tín dụng 115,9 86,48 115,1 84,1 121,0 82,4 - Nhân viên 10,5 7,82 12,3 8,98 12,8 8,72 - Hoạt động công vụ, quản lý 2,8 2,08 2.83 2,06 3,1 2,11 - Chi mua sắm tài sản, KH 2.66 1,98 3,64 2,65 6.25 4,26 - Lập dự phòng rủi ro 1,2 0,89 1,36 0.99 1.64 1,11 - Chi khác 0.97 0,74 1.61 1,26 1.90 2,01

3. Lãi 7,2 10,6 12,5

(Báo cáo kết quả kinh doanh MHB chi nhánh Hà Tây năm 2011-2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ 89% doanh thu của ngân hàng, tỷ lệ này giảm dần qua các năm, năm 2011 là 89,23%, năm 2012 là 88,3%, năm 2013 là 87,6%, cho thấy doanh thu hoạt động cho vay giảm nhưng không nhiều. Bởi vậy để tăng doanh thu ngân hàng MHB Hà Tây đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối nhằm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác do lãi suất huy động tăng đã đẩy chi phí hoạt động tín dụng tăng, nhất là những tháng đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 năm 2011, lãi suất tăng đòi hỏi ngân hàng phải tính toán, cân đối vốn huy động, vốn cho vay, cùng lãi suất huy động, lãi suất cho vay cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác ngân hàng thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí công vụ, trích lập dự phòng rủi ro ở tỷ lệ phù hợp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)