Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Tây

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 45)

nhánh Hà Tây

3.1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử phát triển MHB chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chi nhánh Hà Tây là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong hệ thống ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL được thành lập theo quyết định số 133/2004/QĐ/NHN-HĐQT ngày 24/11/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị.

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL – chi nhánh Hà Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 19/11/2005, trụ sở tại 168 Quang Trung – Hà Đông – Hà Tây. Đến nay, ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL – chi nhánh Hà Tây đã mở

rộng mạng lưới hoạt động của mình bằng việc thành lập 8 phòng giao dịch: Phòng giao dịch số 1: 20 Lê Lợi – Hà Đông – Hà Nội

Phòng giao dịch số 2: 12 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Phòng giao dịch số 3: 366 Phố Chùa Thông – Sơn Tây – Hà Nội Phòng giao dịch số 4: 230 Phố Ga – Thường Tín – Hà Nội

Phòng giao dịch số 5: 47 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân – Hà Nội Phòng giao dịch số 6: 159 Đặng Tiến Đông – Đống Đa – Hà Nội

Phòng giao dịch số 7: 184–185 C4 Khu đô thị mới Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

Phòng giao dịch số 8: 447 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Ra đời trong bối cảnh thị trường tài chính - tiền tệđang ngày càng cạnh tranh gay gắt, khi có hàng trăm chi nhánh ngân hàng thương mại đã và đang hoạt động với bề dày kinh nghiệm, MHB Hà Tây đứng trước rất nhiều thách thức: Thương hiệu MHB hoàn toàn mới lạ với người dân, chưa có khách hàng truyền thống, nơi đặt trụ sở còn phải đi thuê, nguồn nhân lực ban đầu còn nhiều hạn chế… Ngay từ những ngày đầu, ban giám đốc chi nhánh đã quyết tâm tìm một hướng đi mới để ngân hàng có thể trụ vững và phát triển trong nền kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 mang phong cách mới, đây là cầu nối ngắn nhất để ngân hàng đến với khách hàng. Tuy mới hoạt động được 7 năm nhưng MHB Hà Tây đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tiền tệ, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho tỉnh Hà Tây (cũ- nay là Hà Nội) nói riêng.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban

MHB Hà Tây gồm 6 phòng nghiệp vụ và 8 điểm giao dịch trực thuộc. Hiện tổng số cán bộ công nhân viên trong chi nhánh MHB Hà Tây là 103 người, trong đó:

+ Ban giám đốc chi nhánh MHB Hà Tây là 3 người (1 giám đốc và 2 phó giám đốc).

+ Trưởng phó phòng chi nhánh MHB Hà Tây là 17 người.

Về trình độ học vấn, MHB Hà Tây có 1 cán bộ là tiến sĩ kinh tế, 9 cán bộ

là thạc sĩ kinh tế, 85 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, còn lại là cao

đẳng và trung cấp.

MHB Hà Tây có 7 phòng nghiệp vụ, bao gồm: - Phòng kế toán ngân quỹ. - Phòng kinh doanh - Phòng quản lý rủi ro. - Phòng hành chính nhân sự - Phòng nguồn vốn, thẻ và Marketing - Phòng hỗ trợ kinh doanh. - Phòng Bảo vệ và bộ phận tạp vụ • Phòng kế toán ngân quỹ Chức năng

Phòng kế toán ngân quỹ của MHB Hà Tây bao gồm cả phòng kế toán, phòng tiền tệ kho quỹ đồng thời kiêm quầy giao dịch nên phòng kế toán có các chức năng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nghiệp vụ

thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo

đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng MHB. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và ngân hàng MHB, ứng và thu chi tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

Nhiệm vụ

- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày.

+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: + Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền hàng ngày + Phát hành séc, ấn chỉ…theo quy định của ngân hàng.

+ Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, thẻ, thanh toán bù trừ, thanh toán

điện tử,…

+Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền

+ Thực hiện các nghiệp vụ thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá. + Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác.

- Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc của toàn chi nhánh.

- Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp. Lưu giữ chứng từ

của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định của hiện hành của ngân hàng. - Thực hiện kiểm soát sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 + Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán.

+ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch theo đúng thẩm quyền, kiểm tra, lưu trữ chứng từ, tra soát tài khoản điều chuyển vốn với trụ sở chính, với các ngân hàng ngoài hệ thống…

- Tính và trích tiền nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Hà Tây thực chất là phòng tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Chức năng

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Nhiệm vụ

1. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu…

2. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.

3. Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của ngân hàng.

Đưa ra các đề xuất, chấp nhận hay từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi giải ngân. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn, đúng như trong hợp đồng đã ký.

4. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

5. Làm nhiệm vụ khác khi được giám đốc giao. • Phòng quản lý rủi ro (QLRR)

Chức năng

Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến quản trị

rủi ro, trong việc ban hàng các quy trình, quy định và hướng dẫn công tác quản trị rủi ro. Tổ chức, triển khai thực hiện, giám sát công tác quản trị rủi ro tập trung trong chi nhánh. Kiến nghị các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị rủi ro.

Nhiệm vụ

1. Lập báo cáo đánh giá rủi ro: Căn cứ vào các thông tin, tài liệu và báo cáo thẩm định do bộ phận kinh doanh cung cấp, các thông tin về rủi ro do cán bộ

QLRR thu thập hoặc do các bộ phận chức năng cung cấp, các quy định về cho vay, đảm bảo tiền vay, bảo lãnh hiện hành của MHB, bộ phận QLRR sẽ tiến hành lập báo cáo phân tích đánh giá các điều kiện cấp tín dụng như tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi của phương án/dự án vay vốn, tài sản đảm bảo cho khoản vay, định giá khoản vay, bảo lãnh đểđề xuất cho vay, bảo lãnh hoặc không cho vay, bảo lãnh.

2. Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tưđã phê duyệt. 3. Thu thập, phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh bảo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Thực hiện kiểm soát tín dụng nội bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 4. Phối hợp với các phòng ban/đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, cụ

thể hóa quy trình theo dõi việc tuân thủ các hạn mức mục tiêu đã đề ra.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro trong chi nhánh, tổ chức đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro cho các nhân viên chuyên trách.

6. Tổng hợp, giám sát, phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động của chi nhánh trên tất cả các phương diện rủi ro: tín dụng, thị trường, thanh khoản, tác nghiệp.

Phòng hành chính nhân sự Chức năng

Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và quy đinh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.

Nhiệm vụ

1. Tham mưu cho ban Giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, thực hiện hợp

đồng vềđiện nước, điên thoại, sửa chữa và xây dựng nhỏ của cơ quan.

2. Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax. Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.

3. Thực hiện công tác lễ tân, công vụ phục vụ các hoạt động của cơ quan. 4. Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, bảo mật dữ liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của ngân hàng.

5. Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL để triển khai tại chi nhánh và có trách nhiệm quản lý các phần mềm như là tài sản khác của ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 • Phòng nguồn vốn, thẻ và Marketing

Chức năng

Là phòng nghiệp vụ có chức năng tổng hợp cân đối nguồn và sử dụng nguồn vốn trong chi nhánh, điều hoà vốn nội bộ, giao dịch về vốn đối với ngân hàng Nhà nước, Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

Bộ phận thẻ có chức năng phát triển và hỗ trợ làm thẻ cho toàn chi nhánh và các phòng giao dịch.

Bộ phận Marketing có chức năng quảng bá thương hiệu, hình ảnh của MHB theo chỉ đạo của chi nhánh và của Hội sở.

Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy

động vốn được Tổng giám đốc giao.

2. Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch huy động vốn được triển khai chung toàn hệ thống trong từng thời kỳ.

3. Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh, tham mưu cho giám đốc chi nhánh thực hiện đúng các quy định về quản lý và

điều hành nguồn vốn của MHB trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn hiệu quả. 4. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi ngoại tệ trong và ngoài hệ

thống MHB trong phạm vi được Tổng giám đốc cho phép.

5. Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về nguồn vốn của chi nhánh theo quy định của ngân hàng.

Phòng hỗ trợ kinh doanh Chức năng

Là phòng thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ phòng kinh doanh quản lý các sản phẩm tín dụng, hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ vay vốn theo đúng quy trình của Ngân hàng Nhà nước và quy định của MHB Hà Tây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Nhiệm vụ

1. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu…

2. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

Nhận và xử lý đơn đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.

Đưa ra các đề xuất, chấp nhận hay từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi giải ngân. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn, đúng như trong hợp đồng đã ký.

Theo dõi và quản lý các khoản cho vay.

3. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

4. Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng có nhu cầu và đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng.

5. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành của ngân hàng. 6. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.

7. Làm nhiệm vụ khác khi được giám đốc giao. • Ngoài ra còn có bộ phận bảo vệ và bộ phận tạp vụ

- Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ:

+ Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn trong toàn bộ hệ thống chi nhánh Hà Tây và cho khách hàng vào giao dịch tại ngân hàng.

+ Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội quy, quy định làm việc của ngân hàng cũng như việc chấm công và ra vào của cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 + Có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong việc áp tải tiền và giấy tờ có giá. - Bộ phận tạp vụ có nhiệm vụ:

+ Chịu trách nhiệm vệ sinh dọn dẹp trong ngân hàng.

+ Mua sắm những công cụ dụng cụ sử dụng cho công tác vệ sinh trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)