3.1.3.1 Huy động vốn
Với vai trò là một ngân hàng thương mại Nhà nước, MHB đã thực hiện tốt định hướng chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn suy thoái, duy trì và phát triển sản xuất, ổn định an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. MHB đã triển khai các biện pháp kích cầu của chính phủ, đảm bảo thực hiện đúng mục đích,
đối tượng, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt là tăng tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế.
Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Tuy nhiên, với những nỗ lực và hướng đi riêng, cùng với việc đẩy mạnh mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, MHB Hà Tây vẫn thu hút được một lượng lớn nguồn tiền gửi ổn định, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2012 tăng 59,8 tỷđồng so với năm 2011. Tính
đến cuối năm 2013 vốn huy động đạt 829,1 tỷđồng, tăng 71,2 tỷđồng so 2011.
(Theo báo cáo kết quả kinh doanh, 2013). 3.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Dù kinh tế thế giới và Việt Nam trải qua những biến động mạnh mẽ, Ngân hàng nhà nước buộc phải liên tục thực hiện nhiều chính sách tiền tệ thắt chặt và nới lỏng trong một thời gian ngắn, lãi suất cơ bản tăng cao rồi lại được
điều chỉnh hạ thấp,… làm cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù cũng phải gánh chịu tác động không ít từ khủng hoảng này, MHB vẫn phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Tính đến thời điểm 31/12/2011, dư nợ MHB Hà Tây cho vay đạt 622 tỷ đồng, tăng. Đến năm 2012, tổng dư nợ tín dụng 675 tỷđồng, tăng 53 tỷđồng (tỷ
lệ tăng 8,5%) so với năm trước. Năm 2013 dự nợ là 742 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so năm 2012. Nợ xấu chiếm tỷ trọng 3,4% tổng dư nợ.
Với các doanh nghiệp lớn, MHB luôn xây dựng chính sách lãi suất linh
động. Lựa chọn các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho chủ doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp. Khách hàng lớn truyền thống của MHB như: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Phân bón miền Nam, Hệ thống siêu thị Coop Mart, Công ty xây dựng Vinaconex,… Bên cạnh đó việc ưu tiên tín dụng cho việc phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cung cấp vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội, chăm lo ổn định đời sống nông dân cũng được đặt lên hàng đầu. Đối tượng được vay vốn bao gồm các dự án đầu tư
khu phố chợ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục,…
Đối với phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MHB Hà Tây đã tích cực tham gia chương trình cho vay với dư nợ khá lớn, thực hiện nhiều chương trình ưu đãi với thời gian dài như: chuyển tiền miễn phí, miễn phí chi hộ lương qua thẻ,… Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
năm 2011 là 145 tỷđồng, năm 2012 là 184 tỷ đồng tăng 39 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 26%) so với năm 2011. Sang năm 2013, MHB tiếp tục duy trì tỷ trọng dư nợ
dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ ở mức 50%, đạt mức gần 400 tỷđồng (Phòng Kinh doanh, 2013)
3.1.3.3 Quản trị rủi ro
MHB đã xây dựng Sổ tay quản lý rủi ro hoàn chỉnh để quản lý các rủi ro về hoạt động tín dụng, rủi ro về thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt
động, rủi ro pháp lý và rủi ro về uy tín. Mặt khác, trên cơ sở thị trường, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên từng chi nhánh, MHB đã giao mức ủy quyền phán quyết về tín dụng, về huy động vốn và từng mặt hoạt động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 nghiệp vụ cụ thể cho từng chi nhánh, PGD nhằm vừa đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, nhưng cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của MHB. Những biện pháp quản lý rủi ro trong thời gian qua đã giúp MHB cân bằng được giữa tỷ lệ
rủi ro chấp nhận được với chiến lược kinh doanh, giảm thiểu việc xảy ra những tình huống bất ngờ trong hoạt động ngân hàng và các tổn thất xảy ra. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ được áp dụng đồng bộ từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch. Việc kiểm soát hạn mức dư nợ của hội sở đối với chi nhánh, phòng giao dịch được thực hiện tốt nhằm hạn chế tối đa việc giải ngân không đúng đối tượng, chính sách khách hàng của MHB và góp phần hạn chế nợ
xấu phát sinh.
3.1.3.4 Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định cho vay tại MHB Hà Tây gồm 8 bước: - Ngân hàng quảng cáo
- Khách hàng đề xuất nhu cầu vay - Thẩm định hồ sơ
- Tập hợp hồ sơ trình Ban TD/ Hội đồng TD - Hoàn thiện hồ sơ cho vay
- Thực hiện quyết định cho vay - Kiểm tra và xử lý nợ vay
- Tất toán hợp đồng cho vay và lưu trữ hồ sơ
MHB thực hiện quy định chấm điểm xếp hạng nội bộđể xác định mức độ
rủi ro dự kiến của khoản vay từđó quyết định cho vay hoặc không cho vay, điều kiện cho vay, ấn định lãi suất cho vay với từng khách hàng cụ thể theo nguyên tắc khoản vay nào có mức độ rủi ro cao thì lãi suất cho vay cao và ngược lại. Chấm điểm khách hàng được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính: đặc điểm, hoạt động kinh doanh, tài chính, khả năng trả nợ… đã được cán bộ kinh doanh ( CBKD) hiệu chỉnh lại sau khi xác minh thực tế, không được dựa hoàn toàn vào các báo cáo do khách hàng cung cấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Mức độ rủi ro từng đối tượng khách hàng theo kết quả chấm điểm xếp tín dụng như sau: STT MỨC XẾP HẠNG Ý NGHĨA Tổ chức Hộ kinh doanh, Cá thể
1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA AA Khách hàng được xếp hạng này có năng lực trả nợ
không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A A Khách hàng được xếp hạng này có thể có nhiều khả
năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được
đánh giá là tốt.
4 BBB BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay
đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. 5 BB BB Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn
hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 6 B B Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên hiện thời khách vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế
nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
7 CCC CCC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ
thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trảđược nợ. 8 CC CC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm
nhiều khả năng trả nợ.
9 C C Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì. 10 D D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra, không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
Quy trình thẩm định CVTD với 8 bước và các nội dung hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp cho CBKD hiểu rõ bản chất, công việc cụ thể của quá trình CVTD và thực hiện một cách chuẩn mực, chuyên nghiệp. Quy trình này cũng đã
được MHB nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học nên đánh giá được khá toàn diện về khách hàng vay: thông tin cá nhân, tình hình tài chính, mục đích vay, các thông tin phục vụ cho việc thẩm định,… mặt khác không làm mất quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
3.1.3.5 Hoạt động thanh toán quốc tế
Với những nỗ lực trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tổng doanh số thanh toán quốc tế qua các năm tăng đều so với năm trước. Tuy nhiên giá trịđạt được còn nhỏ, MHB Hà Tây có kế hoạch cụ thểđể phát triển các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi và sự nhanh chóng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế qua MHB, việc mở rộng và duy trì quan hệđại lý với các ngân hàng nước ngoài luôn
được chú trọng. Cho đến nay, hệ thống MHB đã có quan hệ với hơn 350 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại 50 quốc gia trên thế giới.
Trong năm 2012, hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống MHB có những bước tăng trưởng đáng kể, khi được triển khai thực hiện tại một số chi nhánh nằm trong vùng trọng điểm xuất nhập khẩu của cả nước. Tỷ trọng thanh toán chuyển tiền chiếm 71,04% trong tổng doanh số hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng chiến lược hiện tại của MHB là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2013 tăng 25% so với năm 2012. MHB tiếp tục tập trung khai thác và phục vụ các đối tượng là doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.3.6 Thẻ ATM
Với việc tham gia vào Hệ thống Banknet.vn, chủ thẻ MHB có thể sử dụng dịch vụ tại hơn 3.500 máy ATM và 11.000 máy POS của liên minh thẻ VNBC và Banknet.vn. Số lượng thẻ phát hành năm 2013 gần 60.000 thẻ, đạt tốc độ tăng trưởng 200% so với năm 2007 đưa tổng số thẻ phát hành của MHB lên gần 10.000 thẻ. Không chỉ định hướng vào việc mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, MHB còn chú trọng đến việc phát triển các tiện ích dành cho khách hàng sử dụng thẻ ATM. Ngoài những tiện ích cơ bản của thẻ như rút tiền, chuyển khoản giữa các tài khoản thẻ, truy vấn số dư, truy vấn sao kê tài khoản thẻ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 MHB đã triển khai tiện ích cho phép khách hàng sử dụng thẻ ATM của MHB ,
để thực hiện các giao dịch nạp tiền tại ATM, đăng kí phát hành thẻ online. Năm 2009, MHB đã góp mặt trong tổng số 15 ngân hàng có kết quả kinh doanh thẻ
cao nhất của Hiệp hội thẻ Việt Nam, xét về số lượng khách, mạng lưới chấp nhận thẻ và doanh số sử dụng thẻ. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Khung phân tích Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Nhân tố khách quan -Chính sách tín dụng - Quy trình tín dụng - Trình độ CBTD - Lãi suất, công nghệ thông tin, công tác tổ chức của NHTM, chi phí hoạt động -Yếu tố kinh tế- xã hội - Chính sách Nhà nước - Khách hàng nhân tố chủ quan Khó khăn Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Hoạt động tín dụng ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố gồm cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố này nếu tác động tích cực sẽ giúp phát huy hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực sẽ xảy ra như các biện pháp, các chính sách đưa ra không phù hợp thậm chí ngăn cản sự phát triển trong hoạt động tín dụng. Do đó, cần phân tích một cách tổng quát các nhân tốảnh hưởng
đến hoạt động tín dụng để tìm ra các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của hoạt
động tín dụng. Từđó đưa ra được các giải pháp khắc phục, hạn chế các nguyên nhân
ảnh hưởng đó, giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng được phát triển.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp: Để trả lời những câu hỏi nêu trên, cần thu thập thông tin về thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Hà Tây. Những thông tin đó có thể thu thập được từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như: từ các báo chí thường niên và kết quả điều tra nghiên cứu được thực hiện trước đó, nguồn dữ
liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ: phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng quản lý rủi ro, phòng Kinh doanh, phòng Nguồn vốn,… Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Hiệp hội ngân hàng, internet,…
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Cơ sởđể chọn mẫu điều tra:
Là số lượng các doanh nghiệp, cá nhân đang giao dịch và có nhu cầu liên quan đến hoạt động cho vay vốn và các hoạt động đầu tư tín dụng khác của ngân hàng MHB chi nhánh Hà Tây. Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kếđể phân tích và đánh giá thực trạng và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các bước điều tra gồm:
- Lựa chọn nghiên cứu 10 doanh nghiệp và 50 khách hàng cá nhân đang giao dịch và nhu cầu tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Hà Tây để tiến hành điều tra.
- Thu thập thông tin qua phỏng vấn cán bộ tín dụng và hộ vay vốn để nắm bắt được thông tin số liệu cần thiết về các hộ thông qua mục đích sử dụng, thời hạn vay, lãi vay, mức vốn mà hộ cần...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
* Phương pháp xử lý số liệu: đề tài sử dụng số tương đối, số tuyệt đối để
phân tích số liệu tín dụng qua các năm từ đó đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng về quy mô tăng trưởng, chất lượng tín dụng, cơ cấu tín dụng, mức sinh lợi nhuận... Số liệu phân tích được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Exel.
* Phương pháp thống kê mô tả: trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu về các chỉ
số , số liệu tổng hợp, tốc độ tăng trưởng, lượng tăng (giảm)…được biểu thị bẳng các bảng biểu, đồ thị để phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng SôngCửu Long Hà Tây.