Giáo dục pháp luật cho thanh niên phải gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 55)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

2.2.1.2.Giáo dục pháp luật cho thanh niên phải gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức

chính trị, tư tưởng, đạo đức

Giáo dục pháp luật là một hoạt động cụ thể của giáo dục nói chung, có mối quan hệ tương hỗ với các hoạt động giáo dục khác và đặc biệt là không thể tách rời giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức. Giáo dục pháp luật và giáo dục chính trị là những bộ phận của công tác giáo dục tư tưởng, đồng thời là một trong những mục tiêu hoạt động của tổ chức Đoàn các cấp. Giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm xây dựng và củng cố niềm tin, hình thành lý tưởng, bản lĩnh chính trị cho thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục pháp luật. Ý thức pháp luật chịu sự chi phối của ý thức chính trị, hình thành và củng cố trên nền tảng ý thức chính trị. Thực tế cho thấy, những thanh niên có ý thức chính trị cao, sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp cũng chính là những thanh niên luôn có ý thức tôn trọng pháp luật. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức chính trị và ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ và những phạm trù khác của đời sống tinh thần. Tất cả những chuẩn mực đạo đức xã hội đều thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi, bao quát tất cả các lĩnh vực của hoạt động con người mang tính chất phổ biến rộng rãi và hướng đến các chuẩn mực hành vi cần được xây dựng

46

trong tương lai. Giáo dục đạo đức tạo những tiền đề cần thiết xây dựng thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật của thanh niên, tin tưởng vào các giá trị xã hội của pháp luật. Thông qua giáo dục đạo đức để xây dựng tính cách, phẩm chất, tình cảm, thói quen tuân thủ pháp luật một cách tự giác, hướng hành vi của thanh niên đến sự hoàn thiện. Khi pháp luật đã trở thành thói quen đạo đức và niềm tin nội tâm của mỗi thanh niên, thì sẽ được thực thi trong thực tế một cách đầy đủ và triệt để nhất. Do đó, giáo dục đạo đức có tác dụng củng cố các chuẩn mực pháp luật và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 55)