Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận của xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 81)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

3.1.1. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận của xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân

xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng nhằm xây dựng cho công dân ý thức chấp hành pháp luật, điều đó thể hiện sâu sắc và nhất quán trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vấn đề xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân được thể hiện tại các văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng, khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân; huy động lực lượng của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trước những yêu cầu mới của công tác xây dựng ý thức pháp luật, ngày 09-12-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đánh dấu mốc quan trọng về sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói

72

chung và đối với thanh niên nói riêng để xây dựng cho nhân dân ý thức tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã nêu: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.” [08]

Trên cơ sở những quan điểm đó, nhiều văn bản quan trọng về công tác giáo dục pháp luật đã được ban hành. Điển hình là Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg, ngày 16-12-2004, ban hành Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Theo đó, Chương trình hành động đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp và phân công thực hiện bốn Đề án: đưa thông tin pháp luật đến cán bộ, nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá thông tin ở xã, phường, thị trấn; xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn; phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, có thể thấy, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện nhất quán chủ trương xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng, đồng thời đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện

73

hệ thống pháp luật, và phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật để nâng cao dân trí pháp lý, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và thanh niên, đặt công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận trong tổng thể công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)