Công tác chỉ đạo và thực hiện giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

2.3.1.Công tác chỉ đạo và thực hiện giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Tuyên truyền, giáo dục là một chức năng đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn nhằm xây dựng ý thức pháp luật đúng đắn cho đối tượng thanh niên nói

51

riêng và thanh thiếu nhi nói chung. Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn giữ một vị trí trọng yếu, là cầu nối góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống; hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật có tác động trực tiếp và lâu dài tới kết quả của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở từng địa bàn, đơn vị; là tiêu chí để đánh giá chất lượng phong trào, chất lượng đoàn viên, thanh niên. Xác định và nhận thức rõ yêu cầu và trách nhiệm đó, trong những năm qua, tổ chức Đoàn các cấp luôn quan tâm tăng cường thực hiện vai trò của mình trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.

Bám sát định hướng của Trung ương Đoàn, gắn liền với các nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, hằng năm, Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đều xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, trong đó đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên, triển khai sâu rộng tới các cấp bộ Đoàn. Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc chỉ đạo các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn địa bàn, đơn vị, với hình thức linh hoạt, phong phú, đa dạng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, là tiêu chí đánh giá thi đua của các cấp bộ Đoàn hằng năm. Tổ chức Đoàn các cấp căn cứ vào chỉ đạo của cấp bộ đoàn cấp trên, đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện, phát huy tối đa mọi nguồn lực, kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, các phong trào hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên.

Hàng tháng, các cấp bộ Đoàn đều ban hành định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Đoàn các cấp, trong đó có nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong đoàn viên, thanh niên để có hướng tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Các cấp bộ Đoàn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở trong việc thực

52

hiện các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục pháp luật cho thanh niên, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp văn hoá, sống và làm việc theo pháp luật trong thanh niên, tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ [12, tr. 32].

Để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn đã ký kết nhiều nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp với các bộ, ngành. Trong đó, đáng chú ý là các nghị quyết liên tịch giữa Trung ương Đoàn với Bộ Tư pháp về tăng cường giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên; giữa Trung ương Đoàn với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008 - 2012; giữa Trung ương Đoàn với Bộ Công an về phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015…

Về nội dung giáo dục pháp luật, các cấp bộ đoàn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của luật, văn bản dưới luật liên quan trực tiếp tới thanh niên, đặc biệt là Luật Thanh niên. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ngày càng quan tâm hơn đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông cho thanh thiếu niên thông qua cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” với nhiều cách làm hay, phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay. Bên cạnh duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã có, nhiều cơ sở đoàn triển khai những cách làm, mô hình mới như: “Giáo dục pháp luật - trải nghiệm thực tế”, “Ngày hội tuổi trẻ với pháp luật”, “Cánh én báo tin”, “Ngày pháp luật”… góp phần xây dựng ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật trong thanh niên. Bên cạnh đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đã phối hợp với các cơ quan chức năng, bộ, ngành liên

53

quan triển khai tốt các Đề án “Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước”, “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp và tư vấn pháp luật cho thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số”.

Hình thức tuyên truyền pháp luật được thực hiện thông qua hoạt động truyền thông như mít tinh, ra quân, diễu hành cổ động, hội trại thanh thiếu niên, phát tài liệu tuyên truyền…; thông qua các cuộc thi viết, thi vẽ, thi dưới hình thức sân khấu hóa… Từ năm học 2010 – 2011 đến nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai và duy trì chương trình “Khi tôi 18” nhằm giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, hỗ trợ trang bị kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên vị thành niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi. Nội dung chương trình được cụ thể hóa với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như: Lễ trưởng thành “Khi tôi 18”, trao chứng nhận “Khi tôi 18”, chương trình truyền hình “Khi tôi 18”, tổ chức các game show, tổ chức thi cấp giấy phép lái xe cho học sinh.... Như vậy, phần lớn các trường trung học phổ thông đã tổ chức chương trình “Khi tôi 18”. Điều đó cho thấy sự cần thiết, tính hiệu quả của hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật này. Ngoài ra, hình thức “Kể chuyện theo án”

và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia theo dõi các vụ xử án lưu động của ngành tư pháp là những hình thức tuyên truyền, giáo dục trực quan có hiệu quả, tác động mạnh tới nhận thức, tâm lý thanh niên.

Bảng 2.5: Tỉ lệ số trƣờng THPT tổ chức chƣơng trình “Khi tôi 18” năm học 2011 – 2012

54

Có thể nói, công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn ở các cấp trong thời gian qua đã được quan tâm, tạo sự thống nhất trong nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp từ Trung ương đến cơ sở, góp phần thúc đẩy các hoạt động giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

2.3.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn - chủ thể thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong xây dựng ý thức pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 60)