Phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 102)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

3.2.6.5. Phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên các phương tiện thông tin đại chúng

các phương tiện thông tin đại chúng

Thông tin đại chúng được hiểu là những phương tiện truyền tải thông tin tác động đến các đối tượng thông tin một cách rộng rãi ở các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, bao gồm sách báo, tạp chí, bản tin, phát thanh, truyền hình… Hiện nay, số lượng cơ quan báo chí trên cả nước là 812. Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể Trung ương

93

và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp.

Các phương tiện thông tin đại chúng có lợi thế trong việc cập nhật thông tin nhanh nhạy, thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo các tầng lớp nhân dân, có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, động viên, cổ vũ, tập hợp lực lượng quần chúng và thanh niên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật cho thanh niên qua các thông tin về pháp luật diễn ra trong cuộc sống được các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh. Trong giai đoạn hiện nay, nhất là lúc mà Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, thì vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng càng được đề cao. Vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên cũng cần đặc biệt chú ý thông qua các hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí… để nâng cao nhận thức pháp luật, dân trí pháp lý cho thanh niên, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số. Đó chính là nhiệm vụ chính trị quan trọng, bởi vì, sau khi Nhà nước đã có hệ thống pháp luật, thì yêu cầu đặt ra là phải làm gì để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực, xây dựng nếp sống, làm việc theo pháp luật trong xã hội, xóa nạn "mù luật" trong thanh niên, phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật.

Về hình thức và phương pháp, việc truyền tải các kiến thức pháp luật cho thanh niên cần phải thông qua một số ngôn ngữ dân tộc khác nhau, từ đó thu hút đông đảo người nghe, người xem; đồng thời, các chương trình phát thanh, truyền hình về tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải tiến hành vào thời điểm để thanh niên có thể tranh thủ được thời gian tiếp cận như buổi tối, lúc nông nhàn, nghe qua đài phát thanh…; việc trình bày các nội dung quy định của pháp luật cũng cần rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, tránh trừu tượng. Đối với các báo, tạp chí,

94

cuốn thông tin của các cấp bộ Đoàn cần có chuyên mục tìm hiểu pháp luật, trả lời những thắc mắc của thanh niên và nhân dân về chế độ, chính sách, pháp luật; các loại tài liệu tuyên truyền cấp phát đến những khu vực vùng sâu, vùng xa, cần in ấn bằng song ngữ tức là in chữ Việt và tiếng dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho những người sử dụng tiếng phổ thông không thành thạo cũng có thể đọc được bằng chữ của dân tộc mình, tài liệu nên cấp phát không thu tiền thì mới đáp ứng nhu cầu rộng rãi của thanh niên và nhân dân.

Về điều kiện thực hiện công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, cần phải bồi dưỡng một đội ngũ cộng tác viên có kiến thức pháp luật, có bản lĩnh chính trị, biết tiếng dân tộc để thâm nhập vào đời sống của thanh niên và nhân dân. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên.

Trước yêu cầu đẩy mạnh khai thác công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, Đoàn cấp tỉnh cần đẩy nhanh việc xây dựng Trang thông tin điện tử để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin cho thanh niên nói chung và tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên nói riêng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc chuyển tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật, giúp thanh niên hiểu biết, nắm bắt kịp thời, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu; cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đảm bảo tính cập nhật, kịp thời, sắp xếp theo hệ thống, lĩnh vực để tiện theo dõi, tra cứu khi cần.

Một phần của tài liệu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)