VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống nếp cẩm
Khả năng đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học của cây lúa, có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất lúa sau này. Đẻ nhánh là đặc tính di truyền phụ thuộc chặt chẽ vào giống tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật….Lúa đẻ nhánh sớm tập trung sẽ tăng tỉ lệ nhánh hữu hiệu tạo tiền đề cho năng suất cao. Nhánh đẻ lai rai, không tập trung thì tỉ lệ nhánh vô hiệu cao, tỉ lệ nhánh hữu hiệu thấp, bông lúa không đều (bông to, bông nhỏ, bông chín trước, bông chín sau) gây khó khăn cho quá trình thu hoạch. Vì vậy những dòng, giống lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao là một đặc tính quý mà nhà chọn giống cần quan tâm để làm nguồn vật liệu cho quá trình lai tạo giống nhằm cải tiến tính đẻ yếu, nhánh thành bông thấp. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm được trình bày ở bảng 4.4 và đồ thị hình 4.2.
Bảng 4.4 Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩmvụ Mùa 2014 tại Gia Lâm _ Hà Nội
Đơn vị: Nhánh
Kí
hiệu ….. Ngày sau cấy
10
ngày ngày17 ngày24 ngày31 ngày38 ngày45 ngày52 ngày59 ngày66
1 N1 1,1 3,6 5,6 6,1 6,3 6,4 6,3 6,3 6,3 5,1 2 N2 2,3 3,6 6,4 8,0 8,2 9,7 9,5 9,4 9,1 5,2 3 N3 1,0 2,1 3,7 4,0 4,3 4,8 5,4 5,3 5,1 3,8 4 N6 1,1 3,2 6,1 7,0 8,7 10,1 9,9 9,8 9,3 7,5 5 N7 3,1 7,9 10,6 12,7 13,0 12,9 12,4 9,7 8,1 8,1 6 N8 2,1 3,5 6,4 7,2 7,7 8,5 8,3 8,1 - 6,2 7 N9 1,6 3,0 4,4 5,1 5,7 6,3 6,1 - - 4,2 8 N10 1,5 3,4 6,1 6,5 6,8 6,8 6,6 6,4 6,1 4,9 9 N11 1,4 3,1 5,7 7,3 7,4 8,6 8,5 8,3 7,4 6,0 10 N13 2,5 3,8 9,9 10,5 13,9 16,7 16,3 16,1 15,1 10,1 11 N14 1,0 3,5 4,4 5,3 5,5 6,6 6,5 6,3 5,6 4,8 12 N15 1,0 3,4 4,8 5,4 6,1 6,5 6,4 6,4 5,4 5,1 13 N16 1,7 4,3 6,9 8,7 9,5 10,4 10,0 9,8 9,2 6,2 14 N17 5,3 11,0 14,0 24,5 25,0 30,3 29,5 26,8 24,2 13,8 15 N18 1,8 3,8 6,3 7,3 7,9 7,3 7,2 7,0 6,8 6,2 16 N19 1,4 2,6 3,8 4,5 4,7 5,5 5,5 5,4 5,2 4,8 17 N21 1,5 3,3 5,3 6,4 7,2 7,7 7,6 7,5 5,8 5,6 18 N22 4,0 8,5 14,6 16,4 14,7 14,1 13,8 13,5 13,1 8,9 19 N23 1,5 3,2 5,7 6,3 5,8 6,1 6,0 5,6 5,4 4,7 20 N24 2,5 4,3 7,5 10,0 9,5 9,1 9,0 8,7 8,4 6,3 21 N25 1,1 2,8 3,8 4,0 4,2 4,3 4,3 4,2 4,1 3,7 22 N26 1,0 3,4 4,8 6,3 6,3 6,6 6,5 6,5 6,3 4,9 23 N27 1,7 3,1 4,6 5,4 5,0 4,8 4,8 4,7 4,6 4,8 24 N28 1,1 3,1 5,2 7,1 7,3 6,8 6,7 6,2 5,3 5,2 25 N29 3,1 6,5 9,3 15,6 16,7 17,1 16,1 13,9 11,9 8,3 26 N30 1,6 3,4 5,5 5,8 6,8 6,5 6,7 6,6 6,1 5,4 27 N31 2,9 3,9 8,3 9,7 9,3 9,4 9,3 9,1 8,7 7,9 28 N32 1,4 3,3 5,7 7,0 7,4 7,1 6,9 6,8 6,7 5,1 29 N33 1,2 3,9 5,1 5,6 5,7 6,2 6,1 6,0 5,8 4,1 30 N36 2,0 3,8 8,0 8,7 9,2 9,0 8,9 8,6 8,3 6,8 31 N38 3,8 6,3 9,6 12,5 13,0 14,0 - - - 8,9 32 N42 2,1 5,1 11,2 13,5 12,6 12,6 11,4 - - 7,6
Qua số liệu bảng 4.4 và đồ thị hình 4.2 cho ta thấy: Ở giai đoạn sau cấy 10 ngày đa số các mẫu giống lúa đã bắt đầu đẻ nhánh. Những mẫu giống đã đẻ nhánh thì tốc độ đẻ chưa cao mặc dù thời gian bén rễ hồi xanh ngắn nhưng do rễ mới hình thành nên hiệu quả hút nước và dinh dưỡng của lông hút kém, thêm vào đó là quá trình hình thành lá non cũng cần phải sử dụng dinh dưỡng. Những mẫu giống chưa đẻ nhánh là do có thời gian bén rễ hồi xanh chậm (7- 9 ngày).
Giai đoạn 17-24 ngày sau cấy, tốc độ đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm tăng chậm. N42 có tốc độ tăng nhanh nhất đạt 6,1 nhánh/tuần, chậm nhất là N14 với 0,9 nhánh/tuần.
Từ 31-38 ngày sau cấy tốc độ tăng số nhánh của các mẫu giống giảm dần. Hầu hết các mẫu giống lúa nghiên cứu đều đạt số nhánh tối đa. Chỉ có N17 tốc độ ra nhánh vẫn tăng mạnh (10,5 nhánh/tuần), tuy nhiên đến tuần tiếp theo tốc độ ra nhánh cũng giảm chỉ còn 0,5 nhánh/tuần. Bước sang giai đoạn sinh trưởng tuần thứ 7-8 sau cấy tất cả các nhánh của các mẫu giống nếp cẩm đều giảm. Nguyên nhân là do các nhánh đẻ sau không cạnh tranh được ánh sáng với các nhánh đẻ trước nên bị thoái hóa dần. Hơn nữa các giống nếp cẩm địa phương có đặc điểm bộ lá rủ, đẻ nhánh xòe nên hiện tượng che khuất ánh sáng càng lớn.
Số nhánh thành bông của các mẫu giống dao động từ 3,3-13,8 nhánh/cây. Căn cứ vào kết quả này chúng tôi phân chia các mẫu giống nếp cẩm thành 3 nhóm đẻ nhánh:
+ Nhóm thứ nhất: đẻ trung bình, số nhánh thành bông thấp (<6 bông/cây) gồm 17 mẫu giống là N1, N2, N3, N9, N10, N14, N15, N19, N21, N23, N25, N26, N27, N28, N30, N32, N33.
+ Nhóm thứ hai: gồm các mẫu giống đẻ nhánh khá, tỉ lệ nhánh thành bông trung bình từ 6-8 bông. Nhóm này gồm 9 mẫu được chọn là N6, N8, N11, N16, N18, N24, N31, N36, N42.
+ Nhóm thứ ba: gồm 6 mẫu là N7, N13, N17, N22, N29 và N38 có số nhánh thành bông cao (>8 bông/cây). Các mẫu giống này thuộc nhóm những mẫu giống có khả năng đẻ nhánh khỏe.
Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm cụ thể như sau:
Tuần sau cấy 10 ngày, số nhánh của các mẫu giống nếp cẩm biến động từ 2,1-11 nhánh, tốc độ đẻ nhánh trung bình từ 1,0 - 5,7 nhánh/tuần. N17 có tốc độ
đẻ nhánh cao nhất đạt 5,7 nhánh/tuần, thấp nhất là N31 với 2,8 nhánh/tuần. Từ 24 ngày sau cấy, số nhánh của các mẫu giống lúa biến động từ 3,7-14,6 nhánh, tốc độ đẻ nhánh của các mẫu giống nằm trong khoảng 0,9-6,1 nhánh/tuần. N3 có số nhánh thấp nhất (3,7 nhánh), cao nhất là N22 (14,6 nhánh), đây cũng là mẫu có tốc độ tăng số nhánh lớn nhất (6,1 nhánh/tuần). Động thái tăng số nhánh của N14 và N25 là nhỏ nhất (0,9 và 1 nhánh/tuần). Tuần theo dõi tiếp theo sau cấy 31 ngày, một số mẫu giống lúa thí nghiệm đạt số nhánh tối đa bao gồm N22, N23, N24, N31 và N42. Số nhánh của các mẫu giống nếp cẩm nằm trong khoảng từ 4,0 - 24,5 nhánh. Tốc độ đẻ nhánh trung bình đạt từ 0,2 - 10,5 nhánh/tuần. Tốc độ đẻ nhánh lớn nhất là 10,5 nhánh/tuần (N17), các mẫu N1, N3, N25, N30, N33 có tốc độ đẻ nhánh chậm dao động từ 0,2-0,5 nhánh/tuần.
Sau cấy 38 ngày, động thái tăng số nhánh của các mẫu giống biến động từ 4,2-25 nhánh. Trong đó N17 vẫn duy trì là mẫu có số nhánh cao nhất. N3 có số nhánh thấp nhất (4,2 nhánh).
Tuần sau cấy 45 ngày, tất cả các mẫu giống đều đạt số nhánh tối đa (trừ N3), tốc độ đẻ nhánh của các mẫu giống biến động từ 0,1-5,3 nhánh/tuần. N17 luôn có tốc độ đẻ nhánh cao nhất trong 3 tuần liên tiếp. N1 và N25 có tốc độ đẻ thấp nhất (0,1 nhánh/tuần).
Từ sau 52 ngày cấy, đa số các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm đều có số nhánh/ cây giảm (trừ hai mẫu là N3 và N30), các nhánh vô hiệu chết dần. Trong tuần theo dõi này, chúng tôi thấy các mẫu giống lúa thí nghiệm có sự giảm số nhánh/khóm từ 0,1-1 nhánh/tuần. N29 có tốc độ giảm lớn nhất (1 nhánh/tuần). 59 ngày sau cấy, số nhánh vô hiệu tiếp tục chết đi, biến động từ 0-2,7 nhánh/tuần. N17 có tốc độ suy giảm số nhánh lớn nhất (2,7 nhánh/tuần) và N17 cũng là mẫu giống có số nhánh vô hiệu lớn nhất. Số nhánh thành bông so với số nhánh tối đa thấp. N1 số nhánh so với tuần trước đó không thay đổi.
Từ 66 ngày sau cấy, các mẫu giống nếp cẩm hầu hết đã đạt đến số nhánh cuối cùng. N17 do đặc điểm đẻ nhánh rải rác nên tỉ lệ nhánh cao, nhánh thấp, nhánh to, nhánh bé lớn vì vậy số nhánh/cây giảm mạnh (8,1 nhánh/tuần).
Các mẫu giống nếp cẩm trong thí nghiệm đẻ nhánh trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Số nhánh hữu hiệu của các mẫu giống lúa nghiên cứu
tương đối cao. Đó cũng là một trong những cơ sở để ta sử dụng các nguồn vật liệu này trong quá trình lai tạo giống lúa cẩm có khả năng đẻ nhánh khỏe, tiềm năng năng suất cao.
Từ bảng 4.4 qua theo dõi động thái đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm chúng tôi đã chọn ra một số mẫu giống đại diện để vẽ đồ thị biểu diễn động thái đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm ở vụ Mùa 2014.
Đồ thị 4.2: Động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2014