VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3 Phương pháp đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá lúa bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo.
pháp lây nhiễm nhân tạo.
Phương pháp lây nhiễm nhân tạo:
Lây bệnh theo phương pháp sát thương cơ giới cắt đầu lá của Furuya. (2003): Dùng kéo đã khử trùng nhúng vào dung dịch chứa vi khuẩn gây bệnh bạc lá (mỗi chủng vi khuẩn dùng một kéo vô trùng) cắt lên đầu lá lúa một đoạn dài khoảng 3 – 5 cm và lây nhiễm vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ, mỗi chủng một cây, trên một cây cắt toàn bộ lá xanh trên đó.
Trước khi lây nhiễm, tiến hành làm thí nghiệm để xác định khả năng duy trì độ độc tính của các chủng vi khuẩn trong quá trình bảo quản bằng cách lây thử lên dòng mẫm cảm IR24. Sau 5 ngày thấy đầu lá héo xanh và tái đi chứng tỏ các chủng vi khuẩn này có độ độc tính và có thể dùng để lây nhiễm được.
Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá
Sau khi lây nhiễm được 18 – 20 ngày tiến hành đo chiều dài vết bệnh theo Jica, 2003. Đo toàn bộ các lá lây nhiễm. Đo từ đầu vết cắt xuống phía dưới đến
hết vết bệnh, tính trung bình. Dựa vào chiều dài vết bệnh để đánh giá tính kháng, nhiễm của giống theo 3 cấp như sau:
Bảng 3.2: Đánh giá khả năng kháng/nhiễm theo chiều dài vết bệnh Chiều dài vết bệnh Mức độ kháng nhiễm
< 8cm Kháng (R )
8-12cm Kháng trung bình (M)
>12cm Nhiễm (S)
• Đánh giá các chỉ tiêu sau khi lây nhiễm:
Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất: Đánh giá mức độ thiệt hại về năng suất do bệnh bạc lá gây ra: Tỉ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt, năng suất cá thể của cá thể lây nhiễm với cá thể không lây nhiễm nhân tạo.
Theo dõi thời gian từ bắt đầu trỗ đến trỗ 10%, 50% và chín hoàn toàn: Khi 95% số hạt trên bông chuyển vàng lấy mỗi dòng 10 cây gồm 5 cây bị bệnh và 5 cây không bị bệnh, xác định:
+ Tỉ lệ nhánh hữu hiệu
+ Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ vết cắt ở gốc đến mút đầu bông, không kể râu + Chiều dài bông
+ Chiều dài cổ bông + Số gié cấp 1, cấp 2 + Số hạt trên bông + Số hạt chắc trên bông + Tỉ lệ hạt chắc trên bông + Khối lượng 1000 hạt + Năng suất cá thể
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh
+ Loại sâu bệnh, mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu… đánh giá theo thang điểm của IRRI (2002).