26 N30 Nâu Rảnh nâu trên nền màu rơm Trung bình Tím thay đổi 27N31NâuRảnh nâu trên nền màu rơm Trung bìnhHơi nâu
4.12 Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của các mẫu giống nếp cẩm vụ mùa
đều bị sâu cuốn lá gây hại từ mức điểm 1-3. N18 bị hại năng nhất ở mức điểm 5. Sâu đục thân: Sâu đục thân gây hại cho lúa ở 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Bắt đầu đẻ nhánh: Qua quan sát chúng tôi thấy các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu đều bị nhiễm sâu đục thân tuy nhiêm mức độ nhiễm ở mức nhẹ (điểm 1).
Giai đoạn 2: Là giai đoạn gây hại chủ yếu của sâu đục thân lúa. Đó là vào giai đoạn từ bắt đầu trỗ đến chín, biểu hiện của bệnh hại là bông lúa lép trắng, mất hoàn toàn năng suất. Qua đánh giá có thể thấy sâu đục thân gây hại cho tất cả các mẫu giống, mức độ nhiễm từ điểm 1–5. N9 bị hại nhiều nhất.
Bệnh khô vằn và đạo ôn: Qua quan sát, vụ Mùa 2014 không thấy có dấu hiệu của bệnh khô vằn và đạo ôn. Các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm đều không bị nhiễm hai loại bệnh này.
Bệnh hoa cúc: Biểu hiện của bệnh là hạt lúa bị biến thành khối bột màu vàng. Các mẫu giống bị nhiễm bệnh hóa cúc là N38 và N42 tuy nhiên mức độ nhiễm nhẹ (điểm 1).
Bệnh bạc lá: Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv. Oryze gây ra, là loại bệnh thường gây hại lớn nhất cho lúa ở vụ Mùa. N16 bị nhiễm nặng với bệnh bạc lá (mức điểm 5), N21 bị nhiễm bạc lá ở mức điểm 3. Các mẫu giống còn lại không bị nhiễm hoặc nhiễm nhẹ ở mức điểm 1.
4.12 Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của các mẫu giống nếp cẩm vụ mùa 2014 mùa 2014
Để đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của các dòng nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lây nhiễm nhân tạo ba chủng vi khuẩn được kí hiệu như sau:
XoTH1, XoTN1, XoND3, các chủng này đánh giá có độc tính cao và phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Chiều dài vết bệnh được đo sau khi lây nhiễm 18 ngày. Kết quả thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14 Chiều dài và mức phản ứng của các mẫu giống nếp cẩm với 3 chủng vi khuẩn lây nhiễm
Chiều dài vết bệnh (cm)- MP Ư Kí Chiều dài vết bệnh (cm) - MP Ư Xo TN1 Mức phản ứng Xo TH1 Mức phản ứng Xo ND3 Mức phản ứng Xo TN1 Mức phản ứng Xo TH1 Mức phản ứng Xo ND3 Mức phản ứng IR24 16,6 S 24,3 S 21,6 S N19 19,2 S 29,8 S 25,4 S N1 22,3 S 28,9 S 26,0 S N22 18,9 S 23,2 S 19,5 S N2 20,8 S 28,2 S 29,2 S N23 21,3 S 23,9 S 20,5 S N3 21,6 S 23,9 S 22,2 S N24 17,3 S 21,2 S 16,2 S N6 20,3 S 24,1 S 19,5 S N25 20,2 S 23,9 S 20,5 S N7 23,1 S 24,4 S 24,3 S N26 19,2 S 27,1 S 18,8 S N8 19,3 S 26,4 S 20,8 S N27 20,5 S 29,8 S 20,9 S N9 28,5 S 31,6 S 29,6 S N28 21,8 S 23,8 S 20,2 S N10 20,2 S 22,5 S 22,2 S N29 12,9 S 15,4 S 18,9 S N11 17,7 S 21,9 S 18,4 S N30 17,7 S 24,3 S 21,7 S N13 20,9 S 23,4 S 28,2 S N31 18,7 S 24,9 S 23,4 S N14 21,9 S 28,3 S 29,9 S N32 21,9 S 33,2 S 26,7 S N15 22,3 S 23,3 S 20,5 S N33 21,4 S 28,2 S 22,8 S N16 21,8 S 24,9 S 30,6 S N36 21,3 S 21,1 S 22,7 S N17 28,3 S 29,2 S 30,5 S N38 17,7 S 20,9 S 3,4 R N18 20,3 S 26,4 S 26,2 S N42 11,9 M 13,7 S 2,5 R
Ghi chú: MP Ư: Mức phản ứng ; S: Nhiễm ; R: Kháng; M: Kháng vừa
Qua bảng 4.14, chúng tôi nhận thấy dòng IR24 bị nhiễm rất nặng với cả 3 chủng vi khuẩn lây nhiễm. Điều này thể hiện độc tính của ba chủng vi khuẩn cao. Cũng qua bảng 4.14 chúng tôi thấy rằng tất cả các mẫu giống nếp cẩm đều có phản ứng nhiễm nặng đối với chúng XoTH1 là chủng vi khuẩn được phân lập từ giống lúa bị nhiễm bạc lá Nam Ưu 730 ở trung tâm giống cây trồng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Đối với chủng vi khuẩn bạc lá XoTN1, hầu hết các mẫu giống lúa trong thí nghiệm có phản ứng nhiễm nặng với chủng XoTN1 , chỉ có duy nhất N42 có phản ứng kháng vừa đối với chủng vi khuẩn này. Điều đó chứng tỏ N42 có chứa gen kháng bạc lá đối với chủng XoTN1. Chủng XoND3 được thu mẫu và phân lập trên giống lúa Q.ưu 45 ở Giao Thịnh - Giao Thủy - Nam Định, đa số các mẫu giống cũng có phản ứng nhiễm với chủng vi khuẩn này. Có 2 mẫu giống là N38 và N42 có mức phản ứng kháng cao với chủng XoND3.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, chiều dài vết bệnh của các mẫu giống nếp cẩm sau khi được lây nhiễm nhân tạo 3 chủng vi khuẩn khác nhau là không giống nhau. Từ đó cho thấy độc tính của các chủng vi khuẩn này cũng khác nhau. Đối với chủng XoTN1 được thu thập trên giống U17 ở An Khánh – Đại Từ - Thái Nguyên thì chiều dài vết bệnh của các mẫu giống dao động trong khoảng từ 11,9 – 28,3cm. Trong đó N17 và N21 có chiều dài vết lá bị nhiễm bệnh dài nhất là 28,3 cm và N42 có mức phản ứng kháng vừa với chủng này. Chiều dài vết bệnh là 11,9 cm.
Chiều dài vết bệnh của các mẫu giống sau khi lây nhiễm chủng XoTH1 nằm trong khoảng từ 13,7 – 33,2cm. N42 vẫn là dòng có vết bệnh ngắn nhất đạt 13,7 cm. N32 có vết bệnh dài nhất (33,2 cm). Các mẫu giống N9, N19, N21, N27 là những dòng có chiều dài vết bệnh lớn dao động từ 29,8 – 31,6cm. Các mẫu giống còn lại chiều dài vết bệnh biến động từ 15,4 – 28,3 cm.
Chủng vi khuẩn XoND3 được thu mẫu và phân lập trên giống lúa Q.ưu 45 ở Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định. Sau 18 ngày lây nhiễm, đo chiều dài vết bệnh thì có N38 và N42 là hai mẫu giống kháng được với chủng vi khuẩn này, chiều dài bệnh ngắn nhất đạt 3,4 cm và 2,5 cm. Vết bệnh của N16, N17 là dài nhất, đạt 30,5 – 30,6 cm.